Mẹ tây dạy con
Hai cuốn sách của một bà mẹ người Mỹ sống trên đất Pháp hứa hẹn sẽ gây hiệu ứng lớn năm 2012.
Pamela Druckerman, tác giả 2 quyển "French Children Don't Throw Food" và "Bring up" là một phụ nữ người Mỹ lấy chồng người Anh và sống ở Paris. Tại đây, cô dần nhận ra rằng dường như chỉ có vợ chồng cô là khốn khổ vì con cái.
“Có con thật khủng khiếp”
Khi con gái tôi được mười tám tháng
tuổi, tôi và chồng quyết định thưởng cho mình một kỳ nghỉ ngắn, sau suốt
khoảng thời gian bận bù đầu vì sự xuất hiện của thành viên mới. Chúng
tôi chọn một thị trấn ven biển cách nhà vài giờ đi xe lửa và không quên
dặn đi dặn lại khách sạn chuẩn bị cho mình một phòng có giường cũi cho
em bé.
Tại thời điểm đó, tôi 41 tuổi, và Bean
là đứa con đầu lòng của tôi. Bởi vậy, các bạn hãy tha thứ cho tôi khi
nghĩ rằng: Không ngờ có con cái lại khủng khiếp như vậy.
Mặc dù đã xác định rõ tư tưởng từ trước
chuyến đi, nhưng những gì chúng tôi đã phải trải qua trong suốt kỳ nghỉ
còn tệ hại hơn nhiều. Điều đó thể hiện rõ nhất qua các bữa ăn.
Trẻ em Pháp ngồi ngoan ngoãn trên bàn ăn
Buổi sáng, chúng tôi ăn ở khách sạn,
nhưng bữa trưa và tối, hai vợ chồng muốn chọn các nhà hàng ở gần bến
cảng với hi vọng sẽ vừa được thưởng thức các món hải sản, vừa được chiêm
ngưỡng khung cảnh lãng mạn nơi đây.
Nhưng rồi, chúng tôi nhanh chóng nhận
ra, những bữa ăn ấy đã bị một đứa bé đang ở độ tuổi chập chững biết đi
biến thành địa ngục.
Lúc đầu, tôi để con gái mình ngồi cùng
bàn trên một chiếc ghế cao. Bean không chịu ăn mấy, chỉ thích nghịch
ngợm, phá phách. Trong vài phút, con bé đã làm đổ tung lọ muối, xé tan
các túi đường, giấy ăn… Nói chung, Bean quậy tưng tất cả những thứ gì
xung quanh.
Sau đó, con bé còn đòi bố mẹ bế xuống
đất để chơi. Bean chạy khắp nhà hàng, rồi trong nháy mắt, nó mở cổng và
lao về phía bờ cảng ngay sát đấy. Lúc đó tim chúng tôi thót lại, vội vã
đuổi theo.
Không còn cách nào khác, vợ chồng tôi
nghĩ mình cần nhanh chóng kết thúc bữa ăn càng sớm càng tốt. Chúng tôi
đành tha thiết yêu cầu người phục vụ dọn luôn các món khai vị cũng như
các món chính, tráng miệng ra… cùng một lúc để ăn cho nhanh. Khi chồng
tôi mới vừa ăn được vài miếng cá, tôi đã phải vội vàng chạy theo Bean để
đảm bảo rằng con bé không đấm đá, kéo áo, giật tóc những người phục vụ
hoặc nghiêm trọng hơn là không mất tích trên bờ biển trong vài tích tắc.
Khi ấy, chồng tôi cũng chẳng còn tâm trí
đâu mà ăn nên phải thanh toán sớm. Chúng tôi rời bàn ăn với rất nhiều
món chưa động tới mà vẫn phải trả thêm một số tiền lớn để xin lỗi và
cũng là bồi thường cho bãi chiến trường mà Bean đã gây ra.Trên đường về
khách sạn, tôi đã thề sẽ không bao giờ đi du lịch, vui chơi, thậm chí
cũng không muốn có thêm bất kỳ đứa con nào nữa. Kỳ nghỉ này càng cho tôi
thấy được rằng, cuộc sống vui vẻ, thoải mái của vợ chồng tôi cách đó 18
tháng đã vĩnh viễn biến mất.
Lũ trẻ Pháp không hề giống con tôi
Sau một vài bữa ăn bị tra tấn khác, tôi
bắt đầu nhận thấy rằng, dường như lúc nào cũng chỉ có hai vợ chồng chúng
tôi phải khổ sở như vậy. Các gia đình Pháp vẫn được tận hưởng một kỳ
nghỉ đúng nghĩa, dù họ có con nhỏ.
Trong khi đó, nhiều đứa trẻ Mỹ lại tỏ ra rất nghịch ngợm. (Ảnh minh họa)
Lũ trẻ tầm tuổi như Bean ngồi ngoan
ngoãn trên những chiếc ghế cao và chờ đợi các món ăn được dọn ra. Không
một đứa trẻ nào gào thét hay khóc lóc và cũng chẳng hề có bất kỳ mảnh
vụn nào rơi vãi xung quanh. Chúng ăn tất cả những món gì được bày ra
trước mặt, kể cả các món rau. Trong khi Bean của chúng tôi chỉ quan tâm
đến mấy thứ đồ chiên.
Mặc dù thời điểm đó, tôi đã sống ở Pháp
được vài năm, nhưng tôi vẫn không thể giải thích được điều này. Tôi bắt
đầu suy nghĩ về cách dạy con của các bậc bố mẹ người Pháp, vì nhận ra
rằng mọi chuyện không chỉ khác biệt trong các bữa ăn.
Tôi nhớ lại những gì mình đã chứng kiến và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Ví dụ như tại sao trong hàng trăm lần chơi ở công viên, tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh, giận dữ (ngoại trừ con tôi)? Bất cứ khi nào tôi đến Anh hoặc Mỹ, thì cảnh trẻ con la hét, nghịch ngợm dường như đã trở thành quen thuộc trong cuộc sống của người lớn.
Trong khi đó, các bậc bố mẹ người Pháp không bao giờ phải cuống quýt hay phát điên lên với một đứa con đang gào khóc đòi thứ gì đó bằng được? Thậm chí, chẳng mấy khi họ phải tức giận hay la mắng những đứa trẻ của mình.
Tại sao phòng khách của họ không bao giờ phải bày la liệt đồ chơi, thậm chí phải dựng lều, làm bếp ăn đồ chơi cho lũ trẻ, như cách mà chúng tôi đang phải trải qua? Tại sao đi bất cứ nơi đâu, nhà hàng, hay khu vui chơi, những bậc cha mẹ người Pháp luôn được thảnh thơi, ngồi cà phê tán gẫu trong khi con cái họ ngoan ngoãn ngồi chơi một chỗ?
Trong bữa ăn, hầu hết những đứa trẻ Mỹ mà tôi gặp đều có một chế độ ăn riêng dành cho em bé hoặc chỉ một món ưa thích của chúng. Còn đối với lũ trẻ Pháp, chúng ăn bất kỳ những thứ gì mà người lớn đưa và cũng chẳng bao giờ có hành vi ném thức ăn của mình đi. Ngoại trừ một khoảng thời gian cố định vào buổi chiều, trẻ em Pháp cũng không mấy khi đòi ăn vặt.
Từ tình cảnh khốn khổ của riêng mình, tôi nhận ra lũ trẻ ở đất nước hình lục lăng này ngoan hơn con chúng tôi rất nhiều. Liệu chúng có bị dụ dỗ hay đe dọa? Chúng có phải gánh chịu một triết lý lạc hậu hay những biện pháp kỷ luật thép từ cha mẹ không? Hay phải chăng, những đứa trẻ đó đã ngoan hơn con chúng tôi từ ngay trong gen di truyền?.
Và câu hỏi quan trọng nhất là liệu tôi có thể thay đổi cách dạy dỗ con cái của mình để nhận được kết quả tương tự như vậy?
Tôi nhớ lại những gì mình đã chứng kiến và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Ví dụ như tại sao trong hàng trăm lần chơi ở công viên, tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh, giận dữ (ngoại trừ con tôi)? Bất cứ khi nào tôi đến Anh hoặc Mỹ, thì cảnh trẻ con la hét, nghịch ngợm dường như đã trở thành quen thuộc trong cuộc sống của người lớn.
Trong khi đó, các bậc bố mẹ người Pháp không bao giờ phải cuống quýt hay phát điên lên với một đứa con đang gào khóc đòi thứ gì đó bằng được? Thậm chí, chẳng mấy khi họ phải tức giận hay la mắng những đứa trẻ của mình.
Tại sao phòng khách của họ không bao giờ phải bày la liệt đồ chơi, thậm chí phải dựng lều, làm bếp ăn đồ chơi cho lũ trẻ, như cách mà chúng tôi đang phải trải qua? Tại sao đi bất cứ nơi đâu, nhà hàng, hay khu vui chơi, những bậc cha mẹ người Pháp luôn được thảnh thơi, ngồi cà phê tán gẫu trong khi con cái họ ngoan ngoãn ngồi chơi một chỗ?
Trong bữa ăn, hầu hết những đứa trẻ Mỹ mà tôi gặp đều có một chế độ ăn riêng dành cho em bé hoặc chỉ một món ưa thích của chúng. Còn đối với lũ trẻ Pháp, chúng ăn bất kỳ những thứ gì mà người lớn đưa và cũng chẳng bao giờ có hành vi ném thức ăn của mình đi. Ngoại trừ một khoảng thời gian cố định vào buổi chiều, trẻ em Pháp cũng không mấy khi đòi ăn vặt.
Từ tình cảnh khốn khổ của riêng mình, tôi nhận ra lũ trẻ ở đất nước hình lục lăng này ngoan hơn con chúng tôi rất nhiều. Liệu chúng có bị dụ dỗ hay đe dọa? Chúng có phải gánh chịu một triết lý lạc hậu hay những biện pháp kỷ luật thép từ cha mẹ không? Hay phải chăng, những đứa trẻ đó đã ngoan hơn con chúng tôi từ ngay trong gen di truyền?.
Và câu hỏi quan trọng nhất là liệu tôi có thể thay đổi cách dạy dỗ con cái của mình để nhận được kết quả tương tự như vậy?
Sau kỳ nghỉ thất bại thảm hại, tôi đã quyết định sẽ phải tìm ra câu trả lời!