Có những lời mẹ nói ngỡ bình thương, nhưng lại làm con đau
như muối xát vào tim.
Dù có cáu giận thì khi trẻ mè nheo, bạn cùng đừng xưng mày - tao (Ảnh minh họa).
Người lớn và trẻ em nói chuyện với nhau không
phải là bằng những ngôn ngữ khác nhau, mà bằng sự hiểu biết không giống nhau.
Đôi khi, chỉ cần một câu nói trong lúc tức giận, mất kiểm soát, bạn cũng có thể
làm tổn thương tâm hồn của con. Làm cha mẹ, bạn cần phải biết giới hạn, biết
điểm dừng trong ngôn từ để không vô tình làm đau con.
Yêu thương con và mong muốn con nên người, xin
cha mẹ hãy nhớ không:
1. Gọi mày - xưng tao với
trẻ
Tôi biết, có rất nhiều phụ huynh lúc nào cũng tự
dặn lòng là phải làm gương tốt cho con noi theo. Nhưng một phút bực tức, mất
kiểm soát vì hành vi chưa ngoan của con, họ đã 'bặm môi, trợn mắt' gọi mày -
xưng tao.
Đừng để những cơn giận 'che mắt' khiến bạn mù
quáng và xưng hô một cách thiếu văn hóa ngay trước mặt con. Dù đang nóng phừng
phừng cũng đừng 'đá thúng, đụng nia' hoặc đập bàn xưng mày - tao với trẻ.
Dù có cáu giận thì khi trẻ mè nheo, bạn cùng đừng xưng mày - tao (Ảnh minh họa).
2. Nói "Cha mẹ không quan
tâm"
Khi nói câu này, đơn giản có thể bạn đang bận hay
phải tập trung vào vấn đề nào đó mà không hề có ý xua đuổi. Nhưng con trẻ sẽ
chưa đủ trưởng thành và tinh tế để nhận ra điều đó, chúng sẽ hiểu rằng cha mẹ
đang từ chối chơi đùa và quan tâm đến mình. Vô tình câu nói này khiến trẻ cảm
thấy tủi thân ghê lắm.
Vì vậy, khi bạn đang bận rộn, hay muốn nghỉ ngơi
thì cũng cần tĩnh tâm để nhẹ nhàng nói với con, ví dụ như: “Bố/ mẹ cần phải hoàn
thành gấp việc này và bố mẹ cần yên tĩnh một vài phút. Khi nào làm xong, bố/ mẹ
sẽ ra ngoài và gọi con nhé!”. Và thực tế bạn không chỉ có vài phút im lặng mà
bạn sẽ được nhiều hơn thế đấy!
3. Quát trẻ: “Im ngay!”
Bạn không nên quát con, đôi khi chúng ta nên chú
ý lắng nghe con cái nói, chia sẻ. Như vậy, bạn không chỉ cho con quyền nói mà cả
quyền tranh luận một cách dân chủ, thoải mái trong khuôn khổ cho phép. Tuy
nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về cha mẹ sau khi có những giải pháp mang
tính định hướng.
4. Khẳng định: "Hồi bằng tuổi con, cha/mẹ không bao giờ làm như thế"
Đúng, có thể bạn chưa từng làm thế hoặc đã làm nhưng lại quên. Tuy nhiên, nói với con 'chắc như đinh đóng cột' thì thật không nên. Phải phạm lỗi và được dạy dỗ thì trẻ mới trưởng thành. Lời nói như 'tuyên ngôn' như ngầm khẳng định rằng cha/mẹ tốt hơn con nhiều lắm khi ở độ tuổi của con dễ khiến trẻ tự ái. Lâu dần tạo tâm lý mặc cảm khi luôn bị đem ra so sánh. Hãy nhớ, thời của bạn đã xa lắm và bạn cũng không còn là chàng trai, cô gái mà là những phụ huynh đang có trách nhiệm uốn nắn hành vi và nuôi dưỡng một đứa trẻ.
4. Khẳng định: "Hồi bằng tuổi con, cha/mẹ không bao giờ làm như thế"
Đúng, có thể bạn chưa từng làm thế hoặc đã làm nhưng lại quên. Tuy nhiên, nói với con 'chắc như đinh đóng cột' thì thật không nên. Phải phạm lỗi và được dạy dỗ thì trẻ mới trưởng thành. Lời nói như 'tuyên ngôn' như ngầm khẳng định rằng cha/mẹ tốt hơn con nhiều lắm khi ở độ tuổi của con dễ khiến trẻ tự ái. Lâu dần tạo tâm lý mặc cảm khi luôn bị đem ra so sánh. Hãy nhớ, thời của bạn đã xa lắm và bạn cũng không còn là chàng trai, cô gái mà là những phụ huynh đang có trách nhiệm uốn nắn hành vi và nuôi dưỡng một đứa trẻ.
5. Dọa nạt: "Dừng lại nếu không bố/ mẹ
sẽ….”
Đe dọa con cái không chỉ không có kết quả mà còn làm cho chính bố mẹ cảm thấy thất vọng và bất lực về chính bản thân mình. Bạn đã từng nói với con mình đại loại như: “Con dừng ngay việc đó lại, nếu không bố/ mẹ sẽ đánh đòn đấy!” chưa?
Hy vọng bạn chưa nói bao giờ, vì sau khi nói bạn sẽ thấy mình trở thành một người khác trong mắt con và trong tiềm thức của chính mình. Chính vì vậy, nếu giả sử bạn định thốt ra câu trên, thì bạn hãy thay bằng những lời giải thích rằng vì sao con không nên làm việc này, vì sao con không làm việc kia, chắc chắn hữu ích hơn nhiều.
Đe dọa con cái không chỉ không có kết quả mà còn làm cho chính bố mẹ cảm thấy thất vọng và bất lực về chính bản thân mình. Bạn đã từng nói với con mình đại loại như: “Con dừng ngay việc đó lại, nếu không bố/ mẹ sẽ đánh đòn đấy!” chưa?
Hy vọng bạn chưa nói bao giờ, vì sau khi nói bạn sẽ thấy mình trở thành một người khác trong mắt con và trong tiềm thức của chính mình. Chính vì vậy, nếu giả sử bạn định thốt ra câu trên, thì bạn hãy thay bằng những lời giải thích rằng vì sao con không nên làm việc này, vì sao con không làm việc kia, chắc chắn hữu ích hơn nhiều.
6. Nói: "Đã bảo rồi!"
Bạn liên tục bảo với con rằng nếu cứ chơi điện tử
suốt buổi chiều, thì sẽ không còn thời gian để chuẩn bị cho bài kiểm tra toán
ngày hôm sau. Và sự thể thế nào? Vì không học bài kỹ, con bạn làm bài không tốt
thật! Nhưng câu nói “Mẹ đã nói rồi!” chỉ nói với bé rằng cha mẹ luôn đúng và
ngược lại, con luôn sai. Thay vì thế, hãy chỉ ra những kết quả tích cực nếu con
làm theo lời bạn. Ví dụ, bạn nhắc con đi học bài, và nói: “Con mà học bài kỹ,
chắc chắn con sẽ làm tốt bài kiểm tra, đúng không con?” Như thế sẽ giống như đặt
quyền kiểm soát và lòng tin vào con bạn hơn.
.