Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

khen thông minh, con trở nên kém cỏi

http://www.eva.vn/lam-me/nhon-loi-khen-thong-minh-con-kem-coi-c10a86338.html

Việc khen con thông minh không hẳn có những tác dụng tích cực như nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ. Đôi khi là ngược lại.

Mọi người đều cho rằng nếu một đứa trẻ tự tin là mình thông minh (do người khác nói đi nói lại như thế) sẽ không e sợ những thách thức trên con đường học tập. Những lời khen ngợi thường xuyên được coi như một thiên thần hộ mệnh trên vai, đảm bảo bọn trẻ sẽ không đánh giá thấp tài năng của mình.

Nhưng một số nghiên cứu mới được thực hiện đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng thực tế có thể hoàn toàn ngược lại. Khen con thông minh nhiều có thể khiến trẻ 'nhờn thuốc', tự đắc và ngày càng kém cỏi hơn.

Bà Carol Dweck - giảng dạy tại Stanford đã tiến hành một nghiên cứu với các em học sinh lớp 5. Nghiên cứu viên cho các em thực hiện một bài test IQ dễ để tất cả có thể làm được, sau đó cho từng em biết số điểm với một dòng khen ngợi ngắn ngủi. Một số em được khen ngợi về trí thông minh với lời nhận xét "Em hẳn rất giỏi về lĩnh vực này", các em khác được khen về sự cố gắng: "Hẳn em đã học rất chăm chỉ".

'Nhờn' lời khen thông minh, con kém cỏi, Làm mẹ, con thong minh, nuoi day con thong minh, tre thong minh, day tre thong minh, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Để nuôi dạy con thông minh, cha mẹ không nên khen con quá nhiều. (Ảnh minh họa).

Sau đó, bọn trẻ được lựa chọn bài kiểm tra sẽ làm trong vòng thứ 2. Chúng có thể chọn một bài kiểm tra khó hơn lần thứ nhất và một bài kiểm tra dễ như vòng trước. Trong số những đứa trẻ được khen ngợi đã cố cố gắng, 90% lựa chọn câu hỏi khó hơn. Còn đa số những đứa trẻ được khen ngợi về trí thông minh chọn làm bài kiểm tra dễ. Những đứa trẻ "thông minh" đó đã né tránh vấn đề.

Vì sao vậy? "Khi chúng ta khen ngợi lũ trẻ về trí thông minh", Dweck viết trong tổng kết nghiên cứu của mình: "chúng ta đã nói với chúng mục tiêu chính ở đây là: hãy tỏ ra thông minh, đừng liều lĩnh mắc lỗi". Và đó chính là điều những học sinh lớp 5 ấy làm theo. Chúng chọn tỏ ra thông minh và tránh rủi ro bị mất mặt.

Trong vòng tiếp theo, những học sinh lớp 5 này không được lựa chọn mà tất cả phải làm bài kiểm tra khó dành cho những đứa trẻ lớp 7. Như dự kiến, tất cả bọn trẻ đều trượt. Nhưng hai nhóm học sinh có hai cách phản ứng khác nhau. Những em được khen ngợi về sự cố gắng trong bài kiểm tra đầu nghĩ đơn giản là chúng chưa tập trung tốt cho bài kiểm tra này. "Chúng dành hết tâm trí làm bài, quyết tâm thử mọi cách giải câu đố. Nhiều em trong số đó bày tỏ chúng không hề bị kích động chút nào". Nhưng các em được khen thông minh lại cho cho rằng thất bại là bằng chứng cho thấy chúng không thông minh. "Chỉ nhìn thôi bạn cũng thấy chúng căng thẳng thế nào", Dweck cho biết.

Sau khi tạo dựng một vòng thi thất bại, nghiên cứu viên tiếp tục cho bọn trẻ làm bài kiểm tra dễ như vòng đầu. Những đứa trẻ được khen về sự cố gắng cải thiện tới 30% về số điểm trong khi đó các em được khen thông minh có kết quả kém hơn, 20%.
Như vậy, qua nghiên cứu nhỏ này, có thể thấy rằng, khi khen ngợi về sự nỗ lực, bọn trẻ sẽ thấy rằng mình làm chủ được sự thành công của bản thân, trong khi đó khen về trí tuệ sẽ khiến chúng hoang mang khi thất bại.

Một bài học rất lớn với các bậc phụ huynh: đừng khen con thông minh quá nhiều, hãy khen những nỗ lực của chúng trong mọi việc.