Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Tuổi teen

Cách đây vài tháng, cô con gái bạn rất tình cảm, đột nhiên bây giờ bỗng quay ra tẩy chay bạn. Năm ngoái, cậu con trai bạn rất biết vâng lời bố mẹ, năm lại lại dở dở ương ương khiến bạn rối trí vô cùng. . . .

Những biểu hiện đó chứng tỏ con bạn đang bước sang một giai đoạn mới trong phát triển tâm sinh lý và bạn cũng nên hiểu rằng thời gian này con hơi bị “khùng”, đã đến lúc phải thay đổi cách nuôi dạy chúng.

Trang bị thêm kiến thức
Vì con, bạn từng đọc không biết bao nhiêu truyện cổ tích, truyện thiếu nhi, các loại sách báo nuôi dạy trẻ. Nếu vậy, đến giờ hẳn không quá khó để đọc thêm các loại sách nói về sự phát triển của lứa tuổi teen. Các kiến thức thu được sẽ giúp bạn hiểu thêm về thế giới hiện tại của con.

Đừng quá lo lắng
Đôi lúc bạn thấy con mình rất “tâm trạng”, hoặc chúng có thể ương bướng, lười biếng, ngủ nhiều, trầm ngâm, ít nói nhưng không sao cả, đó chỉ là những biểu hiện nhất thời mà thôi. Chỉ nên lo lắng khi các biểu hiện đó có xu hướng ngày càng nặng và diễn ra trong một thời gian dài.

Tránh phản ứng thái quá
Lứa tuổi teen, trẻ rất bốc đồng, căng thẳng. Nhiều em còn có những hành động, cách cư xử quá lố. Chúng muốn chứng tỏ mình là một người độc lập, có lập trường kiên định, vì thế bạn không nên phản ứng gay gắt trước những biểu hiện đó. Ở độ tuổi này, trẻ dễ phản kháng và tỏ ra thách thức, thường tranh luận về những điều chúng cho rằng thật thiếu công bằng. Đừng lo, trong vài năm nữa, chúng sẽ trở lại là chính mình. Khi ấy trẻ đã trưởng thành và hiểu biết hơn về mọi thứ đang diễn ra xung quanh.

Trao quyền
Bất cứ khi nào thích hợp, hãy hỏi ý kiến con về một vấn đề nào đó, rồi cùng nhau thảo luận để con thấy chúng cũng có quyền tự do quyết định vài chuyện, ví dụ: “Nếu đi chơi quá giờ giới nghiêm thì nên xử lý thế nào?” hoặc “Lơ là học hành sẽ nhận hậu quả ra sao?”...

Linh động
Bạn không muốn cãi với con những chuyện nhỏ nhặt, vậy cách tốt nhất là liệt kê ra cho chúng danh sách các vấn đề thuộc hàng nghiêm túc, không thể thay đổi được. Những chuyện khác nên bỏ qua. Ví dụ, chuyện học hành, tuân thủ giờ “giới nghiêm” trong gia đình là điều bất di bất dịch, còn việc dọn dẹp phòng riêng, vệ sinh cá nhân hay cách ăn mặc có chút dị hợm vẫn có thể du di cho con. Chỉ can thiệp khi thấy điều đó quá lố, không thể chấp nhận được.

Kỹ năng giao tiếp
Mỗi khi con muốn nói chuyện, bạn nên tạm gác mọi công việc khác của mình lại. Nên chú trọng đến giao tiếp bằng mắt, cách này cho thấy bạn thực sự quan tâm đến những gì chúng đang thổ lộ. Chứng tỏ cho con thấy, mình rất hứng thú với câu chuyện mà con trình bày. Chớ nên bắt đầu câu chuyện bằng những lời chỉ trích. Thậm chí nếu bị con chỉ trích, bạn cũng đừng nóng mặt. Hãy bình tĩnh hỏi lại con rằng: “Điều gì khiến con nói ra như thế?”.
Khi cần nói chuyện với con, tốt nhất bạn hãy lựa thời điểm thích hợp và hãy thật bình tĩnh. Hạ thấp giọng, ôn tồn, tình cảm, hoặc bỏ đi, để lúc khác nói tiếp nếu thấy câu chuyện có chiều hướng xấu đi hoặc quá căng thẳng.

Kiên trì
Nuôi dạy con ở độ tuổi này rất cần lòng kiên trì. Hãy cho con thấy bạn quan tâm và luôn ở cạnh để giúp đỡ con. Nhớ rằng chẳng bao lâu nữa, con bạn sẽ bước qua giai đoạn dở hơi và vào tuổi trưởng thành, mọi thứ sẽ khác.

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Dỗ cháu ngủ

Khi bị bắt ép, cháu lên giường nhưng cứ nằm thao thức mãi không ngủ.
Một lần, mẹ tôi đến chơi 1 tuần, thấy cháu như thế bà xót lắm, bà bảo cho cháu ngủ với bà.
Mấy ngày sau, 2 bà cháu thường đi ngủ từ 9 giờ. Vợ chồng tôi nghĩ là nhờ bà đi ngủ sớm nên nó bắt chước theo, chứ lúc bà về rồi đâu lại vào đấy thôi.
Nhưng khi bà ngoại về rồi, bé Linh vẫn duy trì tốt thói quen ngủ sớm.
Khi được hỏi, con bé tiết lộ: “Bà ngoại bảo trí thông minh hình thành khi con đi ngủ từ lúc 9 giờ tối trở đi. Nếu con muốn thông minh, học giỏi thì phải đi ngủ sớm!”. Ôi, bà ngoại thật giỏi!!!

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

THAI GIÁO

Dạy con từ thuở trong thai

Ngày càng nhiều ông bố bà mẹ quan tâm đến thai giáo (giáo dục thai nhi) với mong muốn con mình khi ra đời sẽ khỏe mạnh, thông minh.

Tuy nhiên, việc “dạy con từ thuở lên 0” không đơn giản và nhiều người thực hiện thai giáo sai cách hoặc máy móc...

Ngoài 30 tuổi, anh N.N.V. (ngụ tại Q.Tân Bình, TP.HCM) mới lập gia đình và hai năm sau vợ anh mới mang thai, anh quyết tâm đầu tư cho con ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Và anh được mách những ích lợi của thai giáo. Vậy là anh mua tai nghe cho thai nhi cùng hàng loạt đĩa nhạc hòa tấu, chủ yếu nhạc của Beethoven, Mozart... yêu cầu vợ mở cho con nghe nhiều lần trong ngày “để con sau này thông minh, học giỏi”. Đi làm về, câu đầu tiên anh hỏi vợ là “hôm nay cho con nghe nhạc mấy lần, trong bao lâu”... Năm khi mười họa anh mới hỏi han, nựng nịu đứa con còn trong bụng mẹ...
"Bố mẹ nên thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với thai nhi bằng lòng yêu thương trìu mến. Hơi ấm và giọng nói của bố mẹ sẽ được bé ghi vào bộ nhớ, đến khi bé chào đời những ấn tượng thân quen này sẽ tạo nơi bé cảm giác an toàn, gắn bó".
Chị T.T.L., vợ một doanh nhân địa ốc khá thành đạt, cũng mong ước con mình sau này trở thành người “xuất sắc, thông minh” nên mới mang thai tháng thứ hai đã thực hiện thai giáo. Chị cho con nghe đủ thể loại nhạc từ hòa tấu tới rap, rock... để “bé lớn lên biết nhiều thứ và lanh lợi” (?). Hằng ngày, bất cứ khi nào rảnh chị đều nói chuyện với con, nhưng quanh đi quẩn lại chỉ mấy câu: “Con ngoan nhé, lớn lên phải thông minh, giỏi giang giống ba nghe”, “Ba mẹ thương con nhất, ba mẹ sẽ để dành hết mọi thứ cho con”...
Chị N.K. (Q.Gò Vấp, TP.HCM) thì ngược lại, biết được những ích lợi của thai giáo, chị về khoe với chồng với hi vọng anh sẽ tích cực cùng chị thực hiện, ai dè bị anh  dội cho một gáo nước lạnh: “Em bé nằm trong bào thai thì biết gì mà “giáo”. Em làm gì thì làm chứ anh không tin!”.

Dạy con - chuyện không chỉ của mẹ
Trao đổi về câu chuyện dạy con từ thuở còn trong thai, TS.BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ) cho biết: những điều người mẹ/người cha giao tiếp với bé ngay từ giai đoạn bào thai nhằm dạy bé khỏe, ngoan và thông minh được gọi là thai giáo - một môn khoa học. Vì là khoa học nên cha mẹ cần thực hiện thai giáo đúng cách và đúng thời điểm.
Theo bà Lữ Thị Trúc Mai - trưởng phòng điều dưỡng Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), thời điểm phù hợp nhất để thực hiện thai giáo là từ tháng thứ tư trở đi, khi hệ thần kinh và chức năng của các cơ quan của thai nhi dần dần hình thành và phát triển, thai nhi mới cảm nhận được những điều mẹ hoặc người thân tác động. Cho thai nhi nghe những âm thanh dịu dàng của cha và mẹ, tiếng nhạc du dương hay những lời hát ru... sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển hơn.
Thai giáo cũng tác động đến sự hình thành tâm lý bé. Theo TS tâm lý Đinh Phương Duy, nhiều nghiên cứu đã xác định sức khỏe tâm lý của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý thai nhi. Nếu người mẹ sống trong môi trường kích động, thiếu an toàn hoặc phải chịu áp lực công việc, áp lực gia đình, vợ chồng cơm không lành canh không ngọt... thì sự phát triển tâm lý của thai nhi cũng gặp trở ngại.
Hiện có nhiều phương pháp giúp thai nhi phát triển ổn định cũng như nhiều cách giáo dục thai: xoa bụng mẹ, trò chuyện với thai nhi... Trong đó xoa bụng mẹ là hình thức giúp thai nhi cứng cáp hơn và không thụ động (thông qua hành động xoa bụng mẹ, thai nhi sẽ cảm nhận được sự tương tác và chòi, đạp, hình thành thói quen vận động của thai nhi). Đặc biệt, nếu người xoa bụng mẹ là bố, xúc giác thai nhi sẽ phát triển hơn (thai nhi sẽ cảm nhận được sự tương tác của bố khác với sự tương tác của mẹ, của bà...).
Việc bố thường xuyên trò chuyện với thai nhi cũng rất có ích, vừa giúp các giác quan của thai nhi phát triển đa dạng, vừa hình thành ý thức trách nhiệm của bố và sau này là thói quen chơi với con, quan tâm hơn đến việc giáo dục con. Với người mẹ, nhìn thấy chồng quan tâm, yêu thương con, tâm trạng người mẹ sẽ thoải mái hơn và điều này rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
“Tuy nhiên không nên lạm dụng thai giáo, chẳng hạn mới 2-3 tháng đã xoa bụng mẹ hoặc thực hiện thai giáo không kể giờ giấc... Thay vào đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia tâm lý để có biện pháp giáo dục thích hợp với từng giai đoạn phát triển của thai. Cũng cần lưu ý tình trạng người mẹ, nếu người mẹ đang không thoải mái thì không nên ép hoặc tự ép mình trò chuyện với thai”, TS Duy nhắc nhở.

Kích thích giác quan trẻ
Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, việc giáo dục thai nhi chủ yếu qua kích thích các giác quan của bé.
Đối với thính giác, bố mẹ nên cho bé nghe nhạc, đặc biệt nhạc cổ điển như nhạc Mozart, Beethoven..., lưu ý vặn âm thanh vừa đủ nghe vì bé ở bên trong tử cung đã khá ồn ào (tiếng tim, mạch đập, nhu động ruột...); hát ru, đọc sách cho bé nghe (sách tâm hồn cao thượng, chuyện cổ tích); thường xuyên trò chuyện với bé bằng những lời lẽ yêu thương, vui vẻ... Nếu mua các thiết bị dành riêng cho thai nhi như tai nghe qua thành bụng mẹ, cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đối với thị giác, tập cho bé quen với màu sắc bằng cách chiếu đèn pin với các màu sắc khác nhau qua thành bụng mẹ, lưu ý không chiếu một chỗ quá lâu, tránh ánh sáng chói vì có thể làm tổn thương mắt bé.
Đối với xúc giác, có thể vuốt ve bé qua thành bụng, vừa vuốt ve vừa nựng nịu bé, cũng có thể búng nhẹ vào thành bụng để đánh thức bé hoặc chơi đùa cùng bé.
Đối với vị giác và khứu giác, người mẹ cần ăn uống nhiều món khác nhau, nhiều khẩu vị và nhiều mùi để giúp bé dễ cảm nhận về sau.
Việc kích thích này cần thực hiện đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày và mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút. Tránh kích thích quá lâu hoặc với cường độ quá mạnh sẽ khiến thai nhi mệt mỏi hoặc gây ảnh hưởng đến thai...

Tiết kiệm điện

chỉ có ở Việt Nam


 - “Tôi rất khoái!” là câu trả lời của đa số các chàng trai khi phóng viên hỏi họ về sự kiện Giờ trái đất. Họ còn đề nghị thêm rằng, giờ trái đất sang năm nên kéo dài hơn. Và cũng có đến 93% các bạn nữ không trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà chỉ đỏ mặt ngượng nghịu rồi cười rúc rích.


Thanh niên Việt Nam ủng hộ sự kiện “Giờ trái đất” nhất hành tinh
Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) sau sự kiện giờ trái đất đã công bố một kết quả khá bất ngờ: Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ các bạn trẻ tham gia ủng hộ và thực hiện việc tắt điện vào giờ cao điểm cao nhất thế giới. Thậm chí hết giờ cao điểm nhiều bạn trẻ vẫn muốn tiếp tục tắt điện. Ghi nhận của các phóng viên quốc tế tại các điểm “nóng” công cộng thực hiện việc tắt điện như bờ hồ, vườn hoa, nhà hát, quảng trường… ở các thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Tp HCM cho hay, khi chứng kiến điện được bật trở lại rất nhiều bạn trẻ đang ngồi cùng người yêu của mình đã tỏ vẻ không hài lòng, nhiều tiếng than thở như “đang ngon lại có điện!”, “bật đèn vô duyên, mất lịch sự!”, “tắt thì tắt luôn cho rồi”, “mất hứng!”…
*
* *
Tiết kiệm điện từ khi chưa có điện
Quỹ WWF cũng cho biết, thực ra Việt Nam từ rất lâu trước đây đã là một nước có phong trào tiết kiệm điện nổi tiếng thế giới chứ không phải chờ đến ngày “giờ trái đất” hiện nay. Một trong những phong trào đó đã được kể lại trong một tác phẩm cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm “Tắt Đèn”. Tác phẩm này được viết vào năm 1937, khi đó Việt Nam còn chưa có… điện.
*
* *
Câu chuyện anh mù và giờ trái đất
Câu chuyện hư cấu tưởng tượng ra sau 5 năm năm nữa; nhân ngày “giờ trái đất” người ta phỏng vấn một người mù có tới 5 đứa con nheo nhóc:
- Làm sao đôi mắt anh như thế kia mà có tới 5 đứa con?
- Thì đấy, mỗi năm đều “tắt điện” một lần mà!
- Vấn đề là anh mù cơ?
- Vâng, thì tôi mù mà! Tôi đâu có nhìn thấy mình làm gì.
*
* *
Tiết kiệm điện thì tăng dân số
Nghe nói, ở một số vùng nông thôn nước ta dịp vừa qua cũng nô nức tham gia sự kiện giờ trái đất, ban vận động là các bác ở chi nhánh điện, họ ứng trực từ chập tối và đúng 8h30 phút: “Phụt!” họ tắt điện rồi ngủ luôn sau đó, quên bật lại cầu dao điện cho mọi người. Việc tắt điện ở giờ cao điểm ấy nhằm mục đích kêu gọi mọi người hãy có ý thức tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên việc cúp điện sớm như vậy khiến cho các ông không có gì để xem tivi, dẫn đến ngủ sớm, mà ngủ sớm thì cựa quậy không ngủ được ngay, dẫn tới lại đông con… Không khéo lại dẫn tới cái vòng luẩn quẩn: Nghèo không có điện, không có điện thì đi ngủ sớm, đi ngủ sớm lại đông con, đông con thì lại nghèo…

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Biện pháp “điều trị” những trẻ quá bướng bỉnh

Cha mẹ cần làm sao để đối phó khi bé quá ương bướng?

Thực tế, đứa trẻ nào cũng có lúc tỏ ra cố chấp. Đó là điều bình thường vì trẻ đang trong giai đoạn tìm hiểu, khám phá và khẳng định bản thân. Vai trò của cha mẹ là luôn sát cánh bên con và hướng dẫn, khuyên bảo con những điều đúng đắn nhất, ngay cả răn đe cũng là biện pháp nên làm nếu cần thiết.

Chọn thời điểm thích hợp để dạy con
Không phải lúc nào những yêu cầu của cha mẹ truyền đạt ra cũng được bé nghe theo tắp lự. Cha mẹ hãy lựa chọn lúc thích hợp để nói con nghe những yêu cầu và mong muốn của mình. Nếu bé đang làm việc mình yêu thích thì cha mẹ đừng nên buộc bé ngưng lại ngay mà hãy đợi đến khi bé kết thúc việc làm đó.
Nếu khăng khăng bắt bé dừng việc đang làm lại để làm theo ý cha mẹ thì sẽ khiến bé khó chịu, làm việc miễn cưỡng, không tập trung và có vẻ khó chịu với cha mẹ. Khi đã kết thúc việc mình thích, tâm lý bé sẽ thoải mái hơn, dễ nghe lời cha mẹ và ngoan ngoãn làm theo yêu cầu của cha mẹ hơn.

Nắm được nhu cầu của bé
Bé còn nhỏ tuổi nhưng không phải là không có tâm tư và nhu cầu riêng. Cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của bé trong một vài trường hợp sẽ thấy ngay là bé không thích bị ép buộc nhiều, không thích làm những điều mà mình không muốn.
Trong trường hợp này, cha mẹ nên lắng nghe và hiểu rõ tâm tư của bé, mạnh dạn cho bé làm theo ý muốn của mình dưới sự kiểm soát của người lớn. Sau đó phân tích cho bé thấy nếu biết vâng lời cha mẹ, kết quả sẽ tốt hơn. Khi muốn bé làm gì, cha mẹ cũng cần giải thích tại sao muốn bé làm điều đó để bé tự giác hơn.

Kiên quyết nói “không” khi cần thiết

Cha mẹ chiều chuộng con cái quá mức, bé sẽ coi đó là điều đương nhiên và coi như mình muốn gì là được cái đó, khi đòi hỏi không được đáp ứng bé sẽ sinh ra mè nheo, khóc lóc, hờn dỗi, nổi xung, phá phách…
Do vậy, nói “không” với con cái là điều hết sức cần thiết. Cha mẹ không nhất thiết phải từ chối tất cả yêu cầu của con, nhưng với những yêu cầu “không hợp lý” thì nên nói “không” một cách dứt khoát và cương quyết. Điều này sẽ giúp bé hiểu rằng không phải bất cứ đòi hỏi nào của bé cũng được chấp nhận, từ đó bé sẽ học được cách thích nghi và bớt vòi vĩnh.
Nếu cha mẹ nói “không” mà bé vẫn không nghe, lăn ra “ăn vạ” thì lúc này cha mẹ nên tảng lờ những đòi hỏi của bé, đồng thời điềm tĩnh giải thích ngắn gọn cho bé biết tại sao yêu cầu của bé không được đáp ứng. Sau đó bỏ đi chỗ khác, bé có thể khóc to hơn nhưng rồi sẽ tự nín. Nếu trong lúc này mà cha mẹ cáu gắt quát mắng bé thì sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn mà thôi.

Có thưởng có phạt hợp lý
Trẻ con vốn nhõng nhẽo và mau quên những buồn bực nếu được cha mẹ “ngọt ngào” dỗ dành. Vì vậy, bên cạnh việc phạt con khi không nghe lời, cha mẹ cũng nên có những hình thức động viên con cái, khen con khi con ngoan. Khi bé bướng bỉnh, bạn cần áp dụng hình phạt, có thể là không cho đi chơi, không chia quà, đứng vào tường để suy nghĩ việc đã làm…
Khi bị phạt bé cũng cần được biết lý do bị phạt là gì. Ngay lúc này cha mẹ không nên quát mắng hay đánh bé, đặc biệt trước mặt người lạ, vì bé sẽ cảm thấy xấu hổ và tự ti rất nhiều.
Còn khi bé ngoan, đừng tiếc lời khen con, ngay cả trước mặt người ngoài, vì bé sẽ cảm thấy mình giỏi, mình được quan tâm, tôn trọng và luôn muốn làm tốt hơn nữa để được khen.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần cân nhắc khen chê vừa phải và hợp lý, tránh để bé trở nên mặc cảm tự ti vì bị phạt quá nhiều hoặc trở nên tự cao tự đại, coi mình là nhất vì thường xuyên được hen.

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

chuyện cổ tích

Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ có hai vợ chồng nhà nọ tên là VN và PT. Sau những năm dài cố gắng hoạt động, phấn đấu hai vợ chồng đó đẻ đc hai đứa con đặt tên là VINAPHONE và MOBIPHONE. Do tình hình kinh tế của vương quốc khó khăn nên hai vợ chồng quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển sang bán PHỞ với hai món chính là Tái nạm do thằng VINAPHONE phụ trách và Tái gầu do thằng MOBIPHONE phụ trách. Thời mới đầu, vương quốc chưa có ai biết làm và bán phở nên hai vợ chồng VNPT làm ăn cũng được. Dù khách hàng chỉ ăn một miếng thịt hay một sợi phở cũng tính tiền 03 bát (?). Thậm chí nhiều lúc khách hàng vào ngứa tay cầm cái giấy chùi mồm hoặc cầm cái tăm xỉa răng là cũng được coi là đã ăn rồi và được tính tiền 03 bát. "May mà thời nay anh em chúng ta ăn phở bát nào trả tiền bát đấy, người ta gọi là húp nước trả tiền".

Rồi xã hội phát triển, đất chật người đông, vào một ngày đẹp trời nọ có một ông kia cũng nổi hứng lên quyết định đi bán phở. ông ta tên là VTel. Nhưng do nhà nghèo, không có tiền và có tiền cũng không xây quán được kịp thế là ông ta bèn chuyển nhà đến gần nhà vợ chồng VNPT rồi bán hàng. Phong cách bán của ông ta ban đầu là sang quán nhà VNPT, mượn bàn ghế, bát đũa, thậm chí cả bếp rồi mang bánh phở và thịt (Là hai thứ Vtel có sẵn) rồi bắt đầu bán hàng. Chiêu hút khách của ông Vtel là "ăn bát nào trả tiền bát đấy", rồi "ăn miếng thịt nào trả tiền miếng thịt đấy", rồi "ăn phở khuyến mại bát : có thể ăn xong rồi vứt bát". Cộng thêm với giá rẻ giật mình với phương châm : "Bát phở của mình bao giờ giá cũng phải thấp hơn của họ. Lỗ cũng được." nên phở của ông Vtel bán rất chạy, mọi người bỏ dần phở của ông bà VN&PT. Bực mình quá ông bà VN & PT bèn không cho mượn bát hoặc bất đắc dĩ phải cho mượn thì ông bà cho mượn bát bẩn (chưa rửa!!!!!!!!!!). Thế là ông Vtel bán phở có phần chững lại. Ông ta bèn kiện lên quốc vương và bắt triều đình ép vợ chồng nhà VN PT phải cho mượn bát đũa và bàn ghế. Không dám cãi vợ chồng nhà VNPT phải cho mượn nhưng cũng lắm võ mà không thấy các cụ xưa kể lại...

Lại nói vợ chồng nhà VN & PT sau khi bị triều đình ép phải chiều ông Vtel thì ức lắm nhưng không làm gì được, vẫn phải cung cấp cho ông ta. Chỉ thi thoảng mới dồn khách hàng của ông Vtel vào thế bí với lý do khách hàng của hai thằng con ông đã ngồi chật chỗ trong quán rồi, không còn chỗ cho khách hàng của ông Vtel kia nữa.

Vào một ngày đẹp trời nọ hai vợ chồng VN & Pt mới nghĩ ra một cách là đến xin nhà vua cho mình giảm giá để còn bán hàng cạnh tranh nhưng triều đình đã không chấp nhận với lý do "mày giảm giá thì nó chết a`. Mà nó chết thì ... tao ở với ai". Hai vợ chồng nhà VN & PT ức lắm nhưng đành phải nghe theo.
(Sở dỹ hai vợ chồng nhà kia phải chiều theo triều đình vì nghe đâu ông Vtel là con nuôi của Quan Tổng quản nắm quyền quản lý tất cả binh mã của triều đình (?). )
Ông Vtel được thể triều đình đang cưng chiều mình thì càng làm tợn. Ông ta liên tục giảm giá cho khách mặc dù bát đũa và địa điểm bán hàng vẫn phải đi mượn của hai vợ chồng nhà VN & PT.

Rồi một ngày kia, triều đình dưới sức ép của văn võ bá quan đã đành phải nhượng bộ đồng ý cho hai vợ chồng VN & PT giảm giá chứ không thì khách hàng bỏ hết sang ăn phở của ông Vtel thì cũng ....
Lại nói ông Vtel sau khi biết tin vợ chồng nhà hàng xóm sắp được giảm giá thì ức lắm, ức không chịu được, thế này thì ức chết mất.... thế là ông ta cho gọi hết cả đội bưng bê, rửa bát, nhặt rau, thái thịt, cả thằng trông nồi nước dùng lại bàn phương cách đối phó.
Thằng rửa bát giơ tay :
Theo ngu ý của đệ, đại ca cứ giảm thấp hơn nó 30 % là được. Lần sau nó có xin giảm giá nữa triều dình cũng ko cho đâu.
Ông thái thịt lên tiếng :
Ko được, phải giảm 50% và cho ăn một bát khuyến mại một bát mang về cho vợ con
Cô bưng bê nói :
Theo cháu, chú ko giảm giá mà cứ khuyến mãi mạnh vào cho cháu kiểu gì cũng ăn tiền
Ông Vtel được thể triều đình đang cưng chiều mình thì càng làm tợn. Ông ta liên tục giảm giá cho khách mặc dù bát đũa và địa điểm bán hàng vẫn phải đi mượn của hai vợ chồng nhà VN & PT.

Rồi một ngày kia, triều đình dưới sức ép của văn võ bá quan đã đành phải nhượng bộ đồng ý cho hai vợ chồng VN & PT giảm giá chứ không thì khách hàng bỏ hết sang ăn phở của ông Vtel thì cũng ....
Lại nói ông Vtel sau khi biết tin vợ chồng nhà hàng xóm sắp được giảm giá thì ức lắm, ức không chịu được, thế này thì ức chết mất.... thế là ông ta cho gọi hết cả đội bưng bê, rửa bát, nhặt rau, thái thịt, cả thằng trông nồi nước dùng lại bàn phương cách đối phó.
Thằng rửa bát giơ tay :
Theo ngu ý của đệ, đại ca cứ giảm thấp hơn nó 30 % là được. Lần sau nó có xin giảm giá nữa triều dình cũng ko cho đâu.
Ông thái thịt lên tiếng :
Ko được, phải giảm 50% và cho ăn một bát khuyến mại một bát mang về cho vợ con
Cô bưng bê nói :
Theo cháu, chú ko giảm giá mà cứ khuyến mãi mạnh vào cho cháu kiểu gì cũng ăn tiền
Tổng hợp lại Ông Vtel đã ra chiêu như sau:
- Tất cả các bát phở đầu tiên trong ngày của khách ko thèm lấy tiền
- ăn một bát tặng 01 bát + 01 miếng tái gầu
- Khách hàng vào quán (Nhưng phải ăn của ông vì quán ông vẫn mượn) thứ 1000.000.000 được tặng 1000.000.000 bát (ăn cả đời).
- Có nhiều bát đẹp cho khách hàng lựa chọn
- Giảm giá còn 5.900 đ / bát như em đã nói ở trên........

Theo dự báo những cơn bão mới từ nhà VN & PT sẽ sắp xuất hiện. Thực hư ra sao hạ hồi phân giải
Lại nói, sau khi gia đình VN & PT giảm giá xuống còn 6.000 đ/bát ông Vtel tức lắm. Ông ngửa mặt lên trời mà than rằng : "Trời đã sing ra Vtel sao còn sinh ra VINA và MOBILE".
(Trong khi rõ ràng tái chín và tái gàu của nhà VN & PT có trước

Từ khi nhà ông Vtel quyết định khuyến mãi cho các hộ gia đình ăn phở bát đầu tiên không lấy tiền thì vấn đề phát sinh bắt đầu sảy ra. Các chú nhà ta cứ để phần đến đêm sau khi xem bóng đá say sưa, cá độ bét nhè mới bắt đầu đi ăn phở của ông Vtel. Thế là tranh chấp sảy ra, ông Vtel chẳng "tưởng tượng" ra là người ta ăn phở bát đầu tiên nhiều như thế mặc dù bát đầu tiên là vào 8h30 tối. Thêm vào đó, các chú ăn xong mặc dù chẳng biết mình có phải trả tiên hay không cứ tập trung vào con mẹ tính tiền để hỏi giá. Thế là vấn đề phát sinh đã sảy ra. Mịa kiếp, một lúc 1.000.000 người hỏi xẻm bát phở mình vừa ăn hết bao nhiêu tiền thì nó trả lời thế nào được, Thế là ông Vtel tức giận bảo : Tao dek biết chúng mày ăn hết bao nhiêu tiền, chúng mày mà dek trả thì tai cứ trừ tiền rồi tao xin lỗi sau. Mà chúng mày vào ăn sau không được phục vụ thì là lỗi của bọn nhà bên cạnh không phục vụ kịp thời cho chúng tao bán hàng thôi"
Ko bao giờ có chuyện đền bù cho cái việc các ông vào ăn nhưng chúng tôi không phục vụ kịp vì đó không phải là lỗi của chúng tôi.

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

Hạnh phúc Gia đình

5 bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình

Trong cuộc sống vợ chồng, khó tránh khỏi những lúc làm cho người kia không hài lòng. Điều này có thể xuất phát từ khuyết điểm, lỗi lầm của một trong hai người, cũng có thể chỉ là sự khác biệt về tính cách, hoặc chỉ là người này không làm theo ý người kia.
Trong tình hình này, thông cảm và bỏ qua cho nhau là biện pháp tốt nhất để điều hòa mối quan hệ vợ chồng. Thông cảm và bỏ qua thực tế là một loại điều hòa thích hợp tâm lý của chính mình, thông qua đó hóa giải những căng thẳng, mâu thuẫn hoặc xung đột có thể xảy ra giữa hai vợ chồng.

Để đạt tới độ hiểu và thông cảm cho nhau, luôn giữ được hòa khí trong gia đình, bạn cần kiên nhẫn thực hiện theo 5 nguyên tắc sau đây:

1. Nhìn nhận khuyết điểm của vợ hay chồng mình một cách chính xác
Nếu người bạn đời có những việc làm cho bạn không vui, không vừa lòng thì bạn hãy nghĩ rằng: Đó có thực sự là khuyết điểm không? Là người, ai chẳng có khuyết điểm, mình không nên nổi cáu mà phải nói chuyện với anh ấy xem sao, rồi khuyên anh ấy sửa chữa.
Nếu đây không phải là khuyết điểm, chỉ là không làm theo ý mình thôi, vậy thì cứ để cho anh ấy làm có sao đâu. Anh ấy có nhân cách độc lập, có suy nghĩ riêng, tại sao mình lại cứ đòi hỏi anh ấy phải theo ý mình, và không chắc lúc nào ý của mình cũng là đúng nhất.

Hoặc tự đặt ra những câu hỏi rồi tự trả lời, ví dụ: “Tại sao anh ấy lại làm như vậy?”, “Việc này anh ấy đáng trách lắm, nhưng bực tức, trách móc có tác dụng gì không? Còn có cách nào tốt hơn không?”...

2. Tìm ra những ưu điểm của người bạn đời
Luôn cổ vũ động viên, luôn tìm ra những điểm tích cực, hậu quả sẽ hay hơn nhiều.

Có người vợ, trong con mắt của mình lúc nào cũng thấy chồng toàn là khuyết điểm, thường trách mắng chồng khiến quan hệ vợ chồng rất căng thẳng, ngột ngạt. Một lần chị đến gặp chuyên gia tâm lý xin ý kiến, chuyên gia này khuyên chị: “Trong 3 tuần, ngày nào cũng tìm ra 1 ưu điểm nhỏ của chồng và hãy khen anh ta”.

Lúc mới bắt đầu, chị cảm thấy rất khó khăn. Chị miễn cưỡng tìm được 1 ưu điểm của chồng rồi khen ngợi anh khiến người chồng mình cảm thấy như mình được vợ yêu chiều. Về sau, càng tìm chị càng phát hiện ra: “Sao chồng mình có nhiều ưu điểm như vậy mà trước đây mình không hề nhận thấy nhỉ?”.

Sau 3 tuần, cách nhìn của chị về người chồng đã thay đổi hẳn, nhờ đó người chồng cũng thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực, quan hệ vợ chồng dần dần trở nên hòa hợp.

3. Có lòng khoan dung, độ lượng
Không nên so đo, xét nét những việc nhỏ trong sinh hoạt, phải học cách “cười xòa”. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, thường hay “soi kính lúp” để tìm ra những nhược điểm trong tính cách hay trong sinh hoạt của chồng để bắt bẻ, cật vấn. Điều này khiến các ông chồng khó chịu vô cùng, họ không biết phải làm thế nào thì “mụ vợ” mới vừa lòng.

Hoàn toàn không cần thiết phải so bì tính toán từng cân từng lạng hàng loạt vấn đề không thuộc nguyên tắc tồn tại trong quan hệ vợ chồng (ở gia đình nào cũng vậy). Hiền lành một chút, mơ hồ một chút, qua loa một chút còn tốt hơn nhiều so với việc ăn miếng trả miếng.

Khi vợ hay chồng mình nói hoặc làm điều gì đó khiến mình không vui thì hãy nghĩ rằng: “Có phải mình có khuyết điểm khiến anh ấy bực mình không?”, “Có phải anh ấy gặp chuyện gì đó không vui ở bên ngoài khiến tâm trạng bị kích động không? Vậy thì có lẽ mình phải nói chuyện và an ủi, động viên anh ấy”, “Có lẽ anh ấy vô ý thôi, mình chẳng để bụng làm gì”, v.v...

4. Phải biết “tự giải thoát”
Nếu trong gia đình xảy ra một sự cố không may ngoài ý muốn, không thể cứu vãn được nữa thì không được dừng lại ở chỗ sầu thảm, ảo não hoặc oán trách, qui kết tội lỗi cho nhau, mà phải “tự giải thoát mình”, tức là hãy nghĩ thoáng rộng ra một chút.

Chẳng hạn, nếu vợ hay chồng lỡ tay làm vỡ chiếc lọ hoa đắt tiền, bạn có thể nghĩ thế này: “Thôi, coi như từ trước tới nay chưa từng có chiếc lọ hoa này trong nhà”, hoặc: “Coi như đã tặng nó cho người khác vậy!”.

Nếu vợ hay chồng mình đi ra ngoài không cẩn thận bị kẻ cướp giật mất điện thoại di động hoặc cướp mất ví tiền, bạn có thể tự an ủi: “Chỉ là của đi thay người. Thế là phúc lớn rồi”.

Kiểu “tự giải thoát” này làm cho sự việc trở nên “hợp lý hóa”, tìm được sự an ủi cho lòng mình, đồng thời giúp cả hai nhanh chóng lấy lại sự cân bằng tâm lý, trở nên bình tĩnh và xử lý vấn đề tỉnh táo, thông minh hơn. Nếu có thể làm được như vậy, hai tấm lòng chắc chắn sẽ quyện chặt với nhau hơn.

5. Khéo léo “xoay chuyển tình thế”
Người chồng hay người vợ không được vừa ý trong công tác, hoặc bị oan ức gì đó trên các phương diện khác thì cả hai bên đều phải khéo léo biết chuyển tâm trạng tiêu cực của mình sang hướng khác, chứ không được trút lên cuộc sống gia đình và quan hệ vợ chồng.

Có một số người bị oan ức ở bên ngoài, về nhà lấy người bạn đời ra làm chỗ “xả hơi” hoặc “giận cá chém thớt”, điều này sẽ đem lại những hậu quả tệ hại cho quan hệ vợ chồng.

Gặp trường hợp này, tốt nhất là bạn hãy tâm sự cho vợ hay chồng nghe nỗi oan ức của mình, nói ra hết những điều ấm ức tích tụ trong lòng, hoặc bạn là người lắng nghe, góp ý, an ủi, giúp người kia lấy lại tâm trạng bình tĩnh, hoặc chuyển tâm trạng sang hướng khác như làm một việc gì đó, đọc sách hoặc nói chuyện gẫu... đều là những cách xử lý tốt.
Theo Hạnh Phúc Gia Đình