Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Kéo băng từ Bắc Cực xuống Châu Phi

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/34396_Keo-bang-tu-Bac-Cuc-xuong-Chau-Phi.aspx


Một nhóm chuyên gia Pháp đã thực hiện thành công mô hình kéo một tảng băng khổng lồ từ Bắc Đại Tây Dương xuống tây bắc châu Phi, dự án thực tế sẽ giúp giải quyết vấn nạn hạn hán trầm trọng ở châu lục này, tờ Physorg cho hay.

Thập kỉ 70 của thế kỷ trước, Georges Mougin, khi đó là một kỹ sư mới tốt nghiệp đã nảy ra một ý tưởng khổng lồ. Đó là những tảng băng trôi nổi trên biển Bắc Đại Tây Dương có thể được buộc lại và kéo xuống phía nam tới những khu vực chịu hạn hán nghiêm trọng như vùng Sahel ở Tây Phi. Mougin đã nhận được sự hỗ trợ từ hoàng tử Ả rập tuy nhiên các chuyên gia thời đó đã chế nhạo ý tưởng của Mougin và toàn bộ kế hoạch cuối cùng đã bị treo lại.

Năm 2009, một công ty phần mềm Pháp có tên Dassault Systemes đã xem xét lại ý tưởng của Mougin và cho rằng ý tưởng này có thể khả thi và liên hệ với ông đề nghị được làm mô hình toàn bộ ý tưởng trên máy vi tính. Sau khi hoàn thành mô hình, 15 kỹ sư của nhóm nghiên cứu đã kết luận hoàn toàn có thể kéo một tảng băng từ vùng biển quanh.

Một tảng băng 30 triệu tấn có thể cung cấp nước ngọt cho nửa triệu dân châu Phi trong vòng 1 năm. (Ảnh: Trevor Williams)
Một tảng băng 30 triệu tấn có thể cung cấp nước ngọt cho nửa triệu dân châu Phi trong vòng 1 năm. (Ảnh: Trevor Williams)

Newfoundland (gần Canada) đến quần đảo Canary ngoài khơi bờ biển tây bắc châu Phi trong thời gian 5 tháng, tuy nhiên chi phí sẽ vào khoảng gần 10 triệu USD.
Trong mô hình mô phỏng giống hệt hiện thực, tảng băng được chọn, đầu tiên sẽ được bọc một lớp áo bảo vệ để ngăn chặn việc tan chảy; sau đó sẽ được nối với một tàu kéo di chuyển với tốc độ 1,852 km/giờ (đã tính lực cản của các dòng hải lưu). Trong thí nghiệm mô hình, tảng băng đến đích sẽ mất đi 38% trong tổng trọng lượng 7 tấn.

Tất nhiên dự án thực tế sẽ kéo một tảng băng khổng lồ hơn nhiều. Các chuyên gia ước tính một tảng băng cỡ 30 triệu tấn có thể cung cấp nước ngọt cho nửa triệu dân trong vòng một năm.

Các nhà khoa học cũng xem xét vấn đề vận chuyển nước từ tảng băng ở biển đến tận tay những nạn nhân trong vùng hạn hán. Toàn bộ chi phí khổng lồ cho một dự án như vậy, ước tính bao gồm chi phí của lớp áo bảo vệ tảng băng, nhiên liệu dầu dùng cho tàu kéo trong 5 tháng, nhân lực liên quan và cuối cùng là chi phí phân phát nước ngọt từ bờ biển vào tận nơi từng địa phương trong khu vực hạn hán.
Các nhà khoa học cho biết có khoảng 40.000 tảng băng lở ra khỏi mũi băng Bắc cực hàng năm. Một phần nhỏ băng lở đó đã đáng để mất thời gian và chi phí cho việc kéo chúng đến những vùng bị hạn hán, như là khu vực Sừng châu Phi (Đông Phi) hiện nay.
Kỹ sư Mougin đã 86 tuổi hiện đang đi gây quĩ cho dự án thực tế.

.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Giá trị của thời gian

http://khuccamta.net/diendan/showthread.php?t=8451


Một kỹ sư đã tính ra được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được một trong những việc sau đây:
-Nếu làm đinh sẽ bán được 10USD.
-Nếu làm kim may sẽ bán được 300USD.
-Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000USD.
 
Mỗi ngày đều cho ta 24 giờ bằng nhau, còn sử dụng những “nguyên liệu” đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tuỳ thuộc chúng ta.
 
Thời gian là một trong những thứ quí hiếm nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khoẻ nếu có mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.
 
Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ “giết thời gian”. Nhiều người tìm những thú vui, những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật ra chúng ta được ban cho thời gian là để sử dụng chứ không phải để giết.

Bạn có nhận ra được giá trị của thời gian?.
sưu tầm