Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Xài tiền khó hơn kiếm tiền?

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/60527/xai-tien-kho-hon-kiem-tien-.html

Nếu như kiếm tiền là việc rất khó, thì xài tiền, lại càng khó hơn. Nếu không, thì doanh nhân vĩ đại trong thế kỷ trước, vua thép Andrew Carnegie, đã chẳng phải thốt lên: "Chết trong sự giàu có là một cái chết đáng hổ thẹn". Hội nhập toàn cầu, liệu ta có nên hội nhập cả cái văn hóa nhà giàu đáng nể trọng và cái cách xài tiền đầy trí tuệ của những người giàu thế giới?

Khi người Trung Quốc nói "không".

Chuyện kiếm tiền, đương nhiên là rất khó, cho dù kiếm bằng cách nào đi chăng nữa. Thế nhưng, khi kiếm tiền vượt qua ngưỡng của những nhu cầu tiêu dùng cho bản thân, gia đình và cộng đồng nhỏ xung quanh mình, thì việc ứng xử với một "núi" tiền lại là một thách thức không nhỏ đối với những người giàu và những người rất giàu.

Một câu chuyện điển hình là cách đây không lâu, khi hai trong số những người giàu nhất thế giới là Bill Gates và Warren Buffet khởi xướng chiến dịch "Giving Pledge" (tạm dịch là "Cam kết cho đi") nhằm kêu gọi các tỉ phú Mỹ dành phần lớn số tài sản của mình để góp phần thay đổi xã hội thông qua con đường từ thiện; họ đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những "đồng nghiệp".

Đến nay, đã có hơn 70 tỉ phú Mỹ tham gia chiến dịch "cho đi" này. Những món tiền trị giá hơn một nửa hoặc gần như trọn vẹn tài sản của những doanh nhân thành đạt lần lượt được hiến tặng vì mục đích xã hội. Thế nhưng, khi bước chân sang Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế giới với hàng loạt hiện tượng "siêu giàu" đang nổi lên, công cuộc thuyết phục của hai người đàn ông huyền thoại này lại không được dễ dàng như thế.

Bởi không phải tỉ phú Trung Quốc nào được mời tham dự "buổi tiệc lớn" của hai ông cũng sẵn sàng hay tỏ ra hào hứng với lời mời. "Sợ bị xin tiền" - đó là bình luận phổ biến nhất trên báo chí khi tường thuật lại cuộc thuyết phục chưa thành của Bill Gates và Warren Buffet tại Trung Quốc.

Rõ ràng quan niệm về cách xài tiền ở một quốc gia Á Đông khác xa so với nước Mỹ. Người Á Đông thường vẫn mong muốn tích lũy tài sản của mình, nhất là tài sản hữu hình, cho con cháu của họ. Và vì thế, triết lý "vì xã hội" đã không thuyết phục được nhà giàu mới tại Trung Quốc.

Liệu có chăng sự khác biệt về mặt suy nghĩ giữa nhà giàu phương Đông và phương Tây? Vì sao những người Á Đông, vốn sống duy tình, rất hay thương người nghèo khó, rất có nghĩa đồng bào, lại có vẻ chưa sẵn lòng cho việc trao đi như những người Âu Mỹ, vốn sống duy lý nhiều hơn?

Tại sao người giàu xứ người lại sẵn lòng tham gia vào sứ mệnh thay đổi thế giới bằng hoạt động từ thiện của mình? Phải chăng việc xài tiền cũng cần một triết lý và cả trí tuệ?

"Vì người" là cách... vì mình khôn ngoan nhất
Gần một trăm năm trước, với tâm niệm rằng, những gì mà mình có được đều từ cộng đồng thì cũng nên quay trở lại phục vụ cộng đồng, vua thép Andrew Carnegie đã gây xôn xao thế giới khi tuyên bố: "Cái chết trong sự giàu có là một cái chết đáng hổ thẹn".

Để minh chứng cho việc này, ông đã hiến 90% tài sản của mình cho để kiến tạo xã hội. Điều này cùng với truyền thống làm từ thiện lâu nay của các tỷ phú Mỹ, đã làm thay đổi cái nhìn về cách xài tiền, định nghĩa lại sự giàu có và góp phần hình thành nên văn hóa người giàu của nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
80 năm sau khi Carnegie qua đời, Warren Buffett chia sẻ: "Ngày tôi còn trẻ, rất nghèo, tôi đọc được tuyên ngôn của vua thép và không dứt ra được khỏi ý tưởng về ý nghĩa của tiền tài và cách hiến tặng của cải. Đến khi tôi trở nên giàu có, tôi hoàn toàn thấm thía cách nghĩ của ông và quyết tâm đi theo con đường này, và cùng những người bạn của tôi cổ vũ cho phong trào sử dụng tiền của để kiến tạo xã hội.

Con cái chúng ta, thì chúng ta phải có trách nhiệm, nhưng chỉ được phép cung cấp cho chúng đủ điều kiện để có thể thực hiện điều mà chúng muốn, chứ không được phép làm cho chúng không làm gì cả trên đống của cải mà chúng ta để lại".

Nghĩa là, thay vì cố gắng kiếm tiền để rồi cuối đời mới viết di chúc cho người khác sử dụng núi tiền khổng lồ của mình, những tỉ phú thế kỷ 21 như Warren Buffet lại muốn tự sử dụng hết và sử dụng một cách khôn ngoan toàn bộ số tiền mà mình đã vất vả cả đời mới kiếm được trước khi "ra đi". Tức là "cho khi còn sống", chứ không phải là "cho khi đã chết".

Thậm chí ngày nay, nhà giàu họ còn có xu hướng muốn "cho khi còn trẻ". Chẳng hạn, tỷ phú Mark Zuckerberg, nhà sáng lập của Facebook, đã cam kết cho đi hơn một nửa trong tổng số tài sản 17,5 tỷ USD của mình dù ông ấy chỉ mới đang ở độ tuổi "hai mấy".

GS Jason Franklin ở ĐH New York đã chia sẻ thêm về phong trào này: "Một người làm từ thiện khi về già vì ông ấy muốn con cháu mình có một thế giới mới tươi đẹp hơn, còn những người trẻ cho đi tài sản của họ để chính họ sẽ được hưởng một thế giới mới tươi đẹp hơn".


Nếu như kiếm tiền là việc rất khó, thì xài tiền, lại càng khó hơn. Ảnh minh họa

Dẫu phải cần thêm một thời gian nữa để "tư duy từ thiện mới" này có thể lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp thế giới, nhưng "đoàn quân" của những tỷ phú này đang ngày càng đông lên, với những cam kết đóng góp ngày một nhiều hơn. Và những thay đổi mà họ tạo ra cho thế giới ngày một rõ nét hơn, rộng lớn hơn... Và không thể không thừa nhận rằng họ cũng đã góp phần thay đổi cái nhìn còn pha nhiều thành kiến mà người ta thường dành cho "giới nhà giàu". 
 Nhiều người vẫn cho rằng, sự giàu có đồng nghĩa với tội lỗi. Không đúng! Tiền bạc thực ra chỉ là vật trung tính, bản thân nó không tốt cũng chẳng xấu. Tốt hay xấu không nằm ở đồng tiền, mà nằm ở cách kiếm tiền và cách xài tiền.

Kiếm tiền bằng cách này là xấu, kiếm tiền bằng cách kia thì tốt. Xài tiền vào việc này là xấu, xài tiền vào việc kia thì tốt. Và tổng những gì mà mình kiếm được cho mình thì luôn bằng với tổng những gì mà mình mang lại hay gây ra cho người khác. Đó cũng là lý do vì sao người ta thường hay nói rằng, "đằng sau một gia tài khổng lồ có thể là một cống hiến lớn, hay là một tội ác lớn, hay là cả hai".

Những đồng tiền kiếm được chỉ được xem là "sạch sẽ" nếu như kiếm bằng cách mang lại giá trị gì đó cho người khác và không gây hại gì cho ai cả. Và nếu như trách nhiệm xã hội lớn nhất của doanh nhân là cùng doanh nghiệp của mình mang đến cho xã hội những sản phẩm, dịch vụ hữu ích và vô hại, thì trách nhiệm xã hội của người giàu sẽ là gì nếu như không phải là biết cách sử dụng số tiền mà mình có sao cho ý nghĩa nhất, có lợi nhất cho mình và cho cả tương lai của xã hội!?

Ở các nước phát triển, các hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, môi sinh, dân sinh... chỉ dùng một phần từ ngân sách quốc gia. Một phần không nhỏ họ dùng nguồn quỹ vận động từ các doanh nhân hiến tặng.
Trường ĐH Harvard lừng danh là một ví dụ, từ các tòa nhà, thư viện, phòng thí nghiệm, đến học bổng, kinh phí nghiên cứu khoa học, hầu như đều dựa rất nhiều vào nguồn tiền dồi dào do các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà hảo tâm đóng góp. 
 
Có người ghi tên mình vào tòa nhà, đóng dấu ấn của mình vào phòng thí nghiệm hay đặt tên một quỹ học bổng để vinh danh dòng họ của mình. Nhưng cũng có người chỉ lặng lẽ trao tặng để tìm kiếm niềm hạnh phúc riêng cho bản thân mình với suy nghĩ "thi ân bất cần báo"...

Những người kiếm tiền một cách tử tế mà trở nên giàu có bậc nhất thế giới thì hẳn là trí tuệ và tầm nhìn của họ cũng đáng nể trọng. Vậy điều gì khiến họ thương người hơn cả thương mình? Nhưng có thật như vậy không? Hay họ thấm nhuần phương châm: "Vì người" là cách... vì mình khôn ngoan nhất.

Và chia sẻ triết lý của nhà bác học lỗi lạc, nhà hiền triết, nhân vật có ảnh hưởng bậc nhất trong thế kỷ 20 Einstein: "Chỉ có một cuộc đời sống để phục vụ người khác mới là một cuộc đời đáng sống". Họ đã mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình và gia đình mình bằng cách tạo ra hạnh phúc cho những người quanh mình, cho xứ sở mình và cho cả đồng loại của mình.

Và lựa chọn của riêng mình...
Một khi đã là triệu phú hay tỷ phú thì điều quan trọng không hẳn là "kiếm được" hay "đạt được" cái gì cho mình, mà là "mang lại" hay "để lại" cái gì cho xã hội và sẽ đi vào lịch sử như thế nào.

Di sản của nhà giàu sẽ là gì nếu tiền bạc của mình chỉ để "vinh thân phì gia"!? Sẽ quý giá biết bao khi di sản của nhà giàu là những giá trị vô hình (sự phát triển về văn hóa, khoa học, giáo dục...). Hay những giá trị hữu hình mà đồng tiền của họ đã tạo ra (trường học, bảo tàng, thư viện, bệnh viện, các công trình văn hóa, nghệ thuật, lịch sử có giá trị...).

Thực tế cho thấy, một khi đã đạt tới đỉnh cao thì, dù muốn hay không, tên tuổi cũng sẽ được hay bị lưu truyền. Khi đạt đỉnh cao quyền lực, cả ngàn năm sau người ta sẽ nhắc đến như là một "minh quân" hay một "bạo chúa"? Khi đạt đỉnh cao về tiền tài, người đời sẽ nhớ đến như một "trọc phú" hay một "người kiến tạo tương lai"?... Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người khi còn sống.

Đó là một lựa chọn không hề dễ dàng, nhưng là một lựa chọn đầy thú vị. Thú vị không phải vì chuyện đúng, sai, phải, trái, mà đơn giản là mỗi người tự biết sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì, dùng tiền của mình vào việc gì, muốn sống lặng lẽ và ra đi lặng lẽ, hay sống mãi với đời từ những giá trị mà mình đã tạo ra và để lại...

Giản Tư Trung

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

khen thông minh, con trở nên kém cỏi

http://www.eva.vn/lam-me/nhon-loi-khen-thong-minh-con-kem-coi-c10a86338.html

Việc khen con thông minh không hẳn có những tác dụng tích cực như nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ. Đôi khi là ngược lại.

Mọi người đều cho rằng nếu một đứa trẻ tự tin là mình thông minh (do người khác nói đi nói lại như thế) sẽ không e sợ những thách thức trên con đường học tập. Những lời khen ngợi thường xuyên được coi như một thiên thần hộ mệnh trên vai, đảm bảo bọn trẻ sẽ không đánh giá thấp tài năng của mình.

Nhưng một số nghiên cứu mới được thực hiện đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng thực tế có thể hoàn toàn ngược lại. Khen con thông minh nhiều có thể khiến trẻ 'nhờn thuốc', tự đắc và ngày càng kém cỏi hơn.

Bà Carol Dweck - giảng dạy tại Stanford đã tiến hành một nghiên cứu với các em học sinh lớp 5. Nghiên cứu viên cho các em thực hiện một bài test IQ dễ để tất cả có thể làm được, sau đó cho từng em biết số điểm với một dòng khen ngợi ngắn ngủi. Một số em được khen ngợi về trí thông minh với lời nhận xét "Em hẳn rất giỏi về lĩnh vực này", các em khác được khen về sự cố gắng: "Hẳn em đã học rất chăm chỉ".

'Nhờn' lời khen thông minh, con kém cỏi, Làm mẹ, con thong minh, nuoi day con thong minh, tre thong minh, day tre thong minh, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Để nuôi dạy con thông minh, cha mẹ không nên khen con quá nhiều. (Ảnh minh họa).

Sau đó, bọn trẻ được lựa chọn bài kiểm tra sẽ làm trong vòng thứ 2. Chúng có thể chọn một bài kiểm tra khó hơn lần thứ nhất và một bài kiểm tra dễ như vòng trước. Trong số những đứa trẻ được khen ngợi đã cố cố gắng, 90% lựa chọn câu hỏi khó hơn. Còn đa số những đứa trẻ được khen ngợi về trí thông minh chọn làm bài kiểm tra dễ. Những đứa trẻ "thông minh" đó đã né tránh vấn đề.

Vì sao vậy? "Khi chúng ta khen ngợi lũ trẻ về trí thông minh", Dweck viết trong tổng kết nghiên cứu của mình: "chúng ta đã nói với chúng mục tiêu chính ở đây là: hãy tỏ ra thông minh, đừng liều lĩnh mắc lỗi". Và đó chính là điều những học sinh lớp 5 ấy làm theo. Chúng chọn tỏ ra thông minh và tránh rủi ro bị mất mặt.

Trong vòng tiếp theo, những học sinh lớp 5 này không được lựa chọn mà tất cả phải làm bài kiểm tra khó dành cho những đứa trẻ lớp 7. Như dự kiến, tất cả bọn trẻ đều trượt. Nhưng hai nhóm học sinh có hai cách phản ứng khác nhau. Những em được khen ngợi về sự cố gắng trong bài kiểm tra đầu nghĩ đơn giản là chúng chưa tập trung tốt cho bài kiểm tra này. "Chúng dành hết tâm trí làm bài, quyết tâm thử mọi cách giải câu đố. Nhiều em trong số đó bày tỏ chúng không hề bị kích động chút nào". Nhưng các em được khen thông minh lại cho cho rằng thất bại là bằng chứng cho thấy chúng không thông minh. "Chỉ nhìn thôi bạn cũng thấy chúng căng thẳng thế nào", Dweck cho biết.

Sau khi tạo dựng một vòng thi thất bại, nghiên cứu viên tiếp tục cho bọn trẻ làm bài kiểm tra dễ như vòng đầu. Những đứa trẻ được khen về sự cố gắng cải thiện tới 30% về số điểm trong khi đó các em được khen thông minh có kết quả kém hơn, 20%.
Như vậy, qua nghiên cứu nhỏ này, có thể thấy rằng, khi khen ngợi về sự nỗ lực, bọn trẻ sẽ thấy rằng mình làm chủ được sự thành công của bản thân, trong khi đó khen về trí tuệ sẽ khiến chúng hoang mang khi thất bại.

Một bài học rất lớn với các bậc phụ huynh: đừng khen con thông minh quá nhiều, hãy khen những nỗ lực của chúng trong mọi việc.



Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Mẹ Mỹ sửng sốt với Mẹ Pháp

http://www.eva.vn/lam-me/me-my-sung-sot-voi-me-phap-c10a89860.html

Mẹ tây dạy con

 Hai cuốn sách của một bà mẹ người Mỹ sống trên đất Pháp hứa hẹn sẽ gây hiệu ứng lớn năm 2012.

Pamela Druckerman, tác giả 2 quyển "French Children Don't Throw Food" và "Bring up" là một phụ nữ người Mỹ lấy chồng người Anh và sống ở Paris. Tại đây, cô dần nhận ra rằng dường như chỉ có vợ chồng cô là khốn khổ vì con cái.

“Có con thật khủng khiếp”
Khi con gái tôi được mười tám tháng tuổi, tôi và chồng quyết định thưởng cho mình một kỳ nghỉ ngắn, sau suốt khoảng thời gian bận bù đầu vì sự xuất hiện của thành viên mới. Chúng tôi chọn một thị trấn ven biển cách nhà vài giờ đi xe lửa và không quên dặn đi dặn lại khách sạn chuẩn bị cho mình một phòng có giường cũi cho em bé.

Tại thời điểm đó, tôi 41 tuổi, và Bean là đứa con đầu lòng của tôi. Bởi vậy, các bạn hãy tha thứ cho tôi khi nghĩ rằng: Không ngờ có con cái lại khủng khiếp như vậy.

Mặc dù đã xác định rõ tư tưởng từ trước chuyến đi, nhưng những gì chúng tôi đã phải trải qua trong suốt kỳ nghỉ còn tệ hại hơn nhiều. Điều đó thể hiện rõ nhất qua các bữa ăn.

Mẹ Mỹ sửng sốt với Mẹ Pháp, Làm mẹ, day con kieu phap, day con kieu tay, nguoi phap day con, me tay nuoi day con, nuoi con kieu tay, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Trẻ em Pháp ngồi ngoan ngoãn trên bàn ăn

Buổi sáng, chúng tôi ăn ở khách sạn, nhưng bữa trưa và tối, hai vợ chồng muốn chọn các nhà hàng ở gần bến cảng với hi vọng sẽ vừa được thưởng thức các món hải sản, vừa được chiêm ngưỡng khung cảnh lãng mạn nơi đây.

Nhưng rồi, chúng tôi nhanh chóng nhận ra, những bữa ăn ấy đã bị một đứa bé đang ở độ tuổi chập chững biết đi biến thành địa ngục.

Lúc đầu, tôi để con gái mình ngồi cùng bàn trên một chiếc ghế cao. Bean không chịu ăn mấy, chỉ thích nghịch ngợm, phá phách. Trong vài phút, con bé đã làm đổ tung lọ muối, xé tan các túi đường, giấy ăn… Nói chung, Bean quậy tưng tất cả những thứ gì xung quanh.

Sau đó, con bé còn đòi bố mẹ bế xuống đất để chơi. Bean chạy khắp nhà hàng, rồi trong nháy mắt, nó mở cổng và lao về phía bờ cảng ngay sát đấy. Lúc đó tim chúng tôi thót lại, vội vã đuổi theo.

Không còn cách nào khác, vợ chồng tôi nghĩ mình cần nhanh chóng kết thúc bữa ăn càng sớm càng tốt. Chúng tôi đành tha thiết yêu cầu người phục vụ dọn luôn các món khai vị cũng như các món chính, tráng miệng ra… cùng một lúc để ăn cho nhanh. Khi chồng tôi mới vừa ăn được vài miếng cá, tôi đã phải vội vàng chạy theo Bean để đảm bảo rằng con bé không đấm đá, kéo áo, giật tóc những người phục vụ hoặc nghiêm trọng hơn là không mất tích trên bờ biển trong vài tích tắc.

Khi ấy, chồng tôi cũng chẳng còn tâm trí đâu mà ăn nên phải thanh toán sớm. Chúng tôi rời bàn ăn với rất nhiều món chưa động tới mà vẫn phải trả thêm một số tiền lớn để xin lỗi và cũng là bồi thường cho bãi chiến trường mà Bean đã gây ra.Trên đường về khách sạn, tôi đã thề sẽ không bao giờ đi du lịch, vui chơi, thậm chí cũng không muốn có thêm bất kỳ đứa con nào nữa. Kỳ nghỉ này càng cho tôi thấy được rằng, cuộc sống vui vẻ, thoải mái của vợ chồng tôi cách đó 18 tháng đã vĩnh viễn biến mất.

Lũ trẻ Pháp không hề giống con tôi
Sau một vài bữa ăn bị tra tấn khác, tôi bắt đầu nhận thấy rằng, dường như lúc nào cũng chỉ có hai vợ chồng chúng tôi phải khổ sở như vậy. Các gia đình Pháp vẫn được tận hưởng một kỳ nghỉ đúng nghĩa, dù họ có con nhỏ.

Mẹ Mỹ sửng sốt với Mẹ Pháp, Làm mẹ, day con kieu phap, day con kieu tay, nguoi phap day con, me tay nuoi day con, nuoi con kieu tay, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Trong khi đó, nhiều đứa trẻ Mỹ lại tỏ ra rất nghịch ngợm. (Ảnh minh họa)

Lũ trẻ tầm tuổi như Bean ngồi ngoan ngoãn trên những chiếc ghế cao và chờ đợi các món ăn được dọn ra. Không một đứa trẻ nào gào thét hay khóc lóc và cũng chẳng hề có bất kỳ mảnh vụn nào rơi vãi xung quanh. Chúng ăn tất cả những món gì được bày ra trước mặt, kể cả các món rau. Trong khi Bean của chúng tôi chỉ quan tâm đến mấy thứ đồ chiên.
Mặc dù thời điểm đó, tôi đã sống ở Pháp được vài năm, nhưng tôi vẫn không thể giải thích được điều này. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cách dạy con của các bậc bố mẹ người Pháp, vì nhận ra rằng mọi chuyện không chỉ khác biệt trong các bữa ăn.

Tôi nhớ lại những gì mình đã chứng kiến và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Ví dụ như tại sao trong hàng trăm lần chơi ở công viên, tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh, giận dữ (ngoại trừ con tôi)? Bất cứ khi nào tôi đến Anh hoặc Mỹ, thì cảnh trẻ con la hét, nghịch ngợm dường như đã trở thành quen thuộc trong cuộc sống của người lớn.

Trong khi đó, các bậc bố mẹ người Pháp không bao giờ phải cuống quýt hay phát điên lên với một đứa con đang gào khóc đòi thứ gì đó bằng được? Thậm chí, chẳng mấy khi họ phải tức giận hay la mắng những đứa trẻ của mình.

Tại sao phòng khách của họ không bao giờ phải bày la liệt đồ chơi, thậm chí phải dựng lều, làm bếp ăn đồ chơi cho lũ trẻ, như cách mà chúng tôi đang phải trải qua? Tại sao đi bất cứ nơi đâu, nhà hàng, hay khu vui chơi, những bậc cha mẹ người Pháp luôn được thảnh thơi, ngồi cà phê tán gẫu trong khi con cái họ ngoan ngoãn ngồi chơi một chỗ?

Trong bữa ăn, hầu hết những đứa trẻ Mỹ mà tôi gặp đều có một chế độ ăn riêng dành cho em bé hoặc chỉ một món ưa thích của chúng. Còn đối với lũ trẻ Pháp, chúng ăn bất kỳ những thứ gì mà người lớn đưa và cũng chẳng bao giờ có hành vi ném thức ăn của mình đi. Ngoại trừ một khoảng thời gian cố định vào buổi chiều, trẻ em Pháp cũng không mấy khi đòi ăn vặt.

Từ tình cảnh khốn khổ của riêng mình, tôi nhận ra lũ trẻ ở đất nước hình lục lăng này ngoan hơn con chúng tôi rất nhiều. Liệu chúng có bị dụ dỗ hay đe dọa? Chúng có phải gánh chịu một triết lý lạc hậu hay những biện pháp kỷ luật thép từ cha mẹ không? Hay phải chăng, những đứa trẻ đó đã ngoan hơn con chúng tôi từ ngay trong gen di truyền?.

Và câu hỏi quan trọng nhất là liệu tôi có thể thay đổi cách dạy dỗ con cái của mình để nhận được kết quả tương tự như vậy?

Sau kỳ nghỉ thất bại thảm hại, tôi đã quyết định sẽ phải tìm ra câu trả lời!


Mẹ Pháp dạy con ‘hoãn sung sướng lại’



 
Kỹ năng đầu tiên mà mẹ Pháp dạy các các con mình đó chính là phải biết cách chờ đợi.
 
Bài học “đội gạt tàn”
Theo Pamela, các bà mẹ Mỹ thường có xu hướng vội vã đáp ứng những yêu cầu của con cái họ. Hoặc nếu không, chỉ chỉ cần lũ trẻ giở chiêu thức muôn thuở của chúng là hét toáng lên, khóc lóc, ăn vạ là thì cuối cùng người lớn cũng phải nhanh chóng đầu hàng.

Nhưng các bà mẹ Pháp không như vậy. Họ nghĩ rằng, trẻ con chưa đủ nhận thức để biết những gì chúng muốn có thật sự cần thiết hay không. Vậy thì tại sao người lớn lại phải đáp ứng những đòi hỏi mà đôi khi chúng ta biết là rất vô lý đó?.

Hơn thế nữa, một trong những bài học đầu tiên mà người Pháp muốn dạy cho con cái họ, đó là phải biết chờ đợi.

Đây được coi là chìa khóa quan trọng nhất trong phương pháp dạy con của các bà mẹ Pháp. Bài học này được áp dụng từ ngay khi con họ mới chào đời. Một khi đứa trẻ đã được đăt xuống nôi để ngủ, nếu chúng tỉnh giấc và quấy khóc, bố mẹ chúng sẽ không bao giờ bế lên và ru lần thứ hai.

Mẹ Pháp dạy con ‘hoãn sung sướng lại’, Dạy con, Làm mẹ,
Các bà mẹ Pháp không vội vã đáp ứng yêu cầu của con. (Ảnh minh họa).

Họ làm như vậy để những đứa bé học được cách tự ngủ lại. Đấy là lí do mà hầu hết những trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ hai đến ba tháng trở lên mà Pamela được biết đến trong những gia đình người Pháp đều ngoan ngoãn ngủ suốt đêm.

Về mặt ăn uống cũng vậy, mẹ Pháp quy định rõ với các con mình rằng chỉ được ăn ba bữa chính và một bữa ăn nhẹ vào những thời cố định trong ngày. Bởi vậy, trong khi những đứa trẻ Mỹ suốt ngày đòi ăn vặt thì trẻ con Pháp luôn chờ đến bữa mới ăn.

Điều đó giải thích vì sao Pamela chứng kiến những đứa trẻ tầm tuổi con gái cô luôn ngồi kiên nhẫn trên bàn ăn, đợi từng món được dọn ra, trong khi con cô thì không thể ngồi im đến một phút.

Thậm chí, để cho bọn trẻ học được cách chờ đợi và rèn luyện tính nhẫn nại, nhiều gia đình Pháp còn áp dụng bài học hết sức cứng rắn và nghiêm ngặt. Đó là bắt con cái họ phải đội gàn tàn thuốc trên đầu một giờ mỗi ngày.

Bài kiểm tra kẹo ngọt

Delphine, một người bạn Pháp của Pamela nói rằng, cô chưa bao giờ vạch ra các phương thức cụ thể để dạy các con mình học cách chờ đợi. Tuy nhiên, chính những nguyên tắc trong cuộc sống hàng ngày mà cô yêu cầu lũ trẻ phải tuân theo đã giúp chúng học được bài học đó.

Delphine kể một ví dụ đơn giản là thỉnh thoảng cô mua kẹo cho con gái mình, Pauline. Thế nhưng, Pauline sẽ không được phép ăn những chiếc kẹo đó cho đến đúng bữa ăn nhẹ được quy định trong ngày là khoảng bốn giờ chiều.

Mặc dù điều đó có nghĩa là, đôi khi con bé sẽ phải đợi rất nhiều giờ liền. Và chỉ cần như vậy, Delphine nghĩ rằng mình đã dạy được con cách làm thế nào để... hoãn cái sự sung sướng đó lại.

Mẹ Pháp dạy con ‘hoãn sung sướng lại’, Dạy con, Làm mẹ,
Ảnh minh họa

Trong khi Pamela và Delphine vẫn đang mải câu chuyện thì cô bé Pauline chạy tới, cố gắng ngắt lời mẹ để nói điều gì đó. Pamela thấy cô bạn mình quay sang nói với con gái: "Hãy đợi chỉ hai phút nữa thôi, bé con của mẹ. Mẹ đang nói chuyện mà".

Pamela đã bị ấn tượng bởi cách nói vừa thể hiện sự ôn tồn, lịch sự, lại vừa cứng rắn của Delphine. Thậm chí, nó vẫn hàm chứa sự ngọt ngào và cả sự tin tưởng gần như là chắc chắn rằng con gái cô sẽ nghe lời và chấp nhận chờ đợi một cách đương nhiên.

Delphine cũng chia sẻ rằng cô luôn chú ý dạy con cách tự chơi một mình. Bởi điều đó sẽ giúp chúng học được cách tự làm cho mình cảm thấy hạnh phúc, mà không phải chờ đợi, hay đỏi hỏi từ bố mẹ.

Để đánh giá về khả năng chờ đợi của trẻ, từ cuối những năm 60, giáo sư tâm lý học Mischel đã làm một thí nghiệm nổi tiếng mang tên "bài kiểm tra kẹo ngọt". Ông đưa một đứa trẻ khoảng bốn, năm tuổi vào phòng, nơi có một viên kẹo dẻo đặt trên bàn.

Sau đó, ông nói với đứa trẻ rằng ông sẽ ra ngoài một lát, nếu trong thời gian này, đứa trẻ không ăn viên kẹo này thì khi quay lại, ông sẽ thưởng nó thêm hai viên nữa. Còn nếu nó ăn ngay cái trên bàn, thì nó sẽ chỉ được ăn duy nhất chiếc đó thôi.

Kết quả cho thấy, hầu hết những đứa trẻ chỉ đợi được khoảng ba mươi giây. Và trong ba đứa thì mới có một đứa đợi được suốt mười lăm phút người lớn ra ngoài. Và thủ thuật để chúng vượt qua cám dỗ là tự làm xao lãng mình khỏi viên kẹo trên bàn.

Đến giữa những năm 80, ông Mischel và các đồng nghiệp còn phát hiện thêm rằng những người có khả năng chờ đợi và trì hoãn sự ham muốn thường có khả năng tập trung tốt hơn, lý trí hơn và không có xu hướng bị thất vọng hay suy sụp mỗi khi bị áp lực, stress.

Ông Mischel chưa làm thí nghiệm này ở Pháp, tuy nhiên, sau một thời gian dài quan sát lũ trẻ ở đây, ông đã rất ngạc nhiên về sự khác biệt giữa trẻ Mỹ và trẻ Pháp.

Phải chăng, nhưng phương thức mà các bậc phụ huynh Pháp đang thực hiện là dạy bọn trẻ kìm hãm sự sung sướng lại đã giúp chúng luôn giữ được sự điềm tĩnh và có sức bật hơn (khả năng phục hồi nhanh về tinh thần, không hay chán nản). Trong khi đó, khả năng kìm chế của trẻ Mỹ ngày càng trở nên khó khăn. Chúng luôn muốn được đáp ứng ngay và nếu không có được, thường rất dễ bị suy sụp, stress.


Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Viết tắt

http://sgtt.vn/Khoa-giao/157970/Hai-cau-chuyen-viet-tat.html

Viết tắt là một cách viết giản lược, bỏ bớt một số chữ sao cho từ (ngữ) được ngắn gọn hơn. Viết tắt (và nói tắt) là một nhu cầu bình thường với mọi ngôn ngữ nhằm đơn giản hoá và tiết kiệm ngôn từ. Xu hướng này ngày càng phổ biến và đắc dụng trong các văn bản nói chung. Tuy nhiên, viết tắt sao cho phải, cho hợp lý là vấn đề cần bàn dưới góc độ ngôn ngữ và văn hoá. 

Chuyện thứ nhất: GS VS là... giáo sư vệ sinh?

Trên tờ Nghề báo (hội Nhà báo TP.HCM) số 103 + 104, 5.2011, trong bài MC truyền hình sau những sự cố, tác giả đã kể một sự cố “điếng người”. Đó là khi giới thiệu đại biểu trong một cuộc họp quan trọng, thay vì xướng danh “trợ lý tổng bí thư” thì người dẫn chương trình nọ lại dõng dạc giới thiệu là “trợ lý tổng biên tập”! Nguyên do là người cung cấp thông tin cho MC trước giờ khai mạc đã viết tắt mấy chữ TBT để MC phải suy đoán theo thói quen thường gặp (tổ hợp TBT dùng chỉ “tổng biên tập” là chủ yếu trong giao tiếp, nó hoàn toàn hợp lý trong một cuộc gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí). Trong thực tế, có không ít những trường hợp viết tắt dẫn đến dở khóc dở cười như thế, như NT (nhạc trưởng) được giới thiệu là “nhà thơ”, NS (nhạc sĩ) là “nghệ sĩ”, CN (cử nhân) là “công nhân”, ĐC (địa chỉ) là “đồng chí”, VN (văn nghệ) là “Việt Nam”, NLĐ (người lao động) là “nhà lãnh đạo”, QC (quảng cáo) là “quần chúng”, v.v.

Đây là những lỗi mang tính “kỹ thuật” bởi trong nhiều tình huống người đọc chỉ còn cách suy luận chủ quan. MC đã vào cuộc, hình đã lên sóng, không thể dừng lại hoặc chạy đi hỏi cho ra lẽ được… Thường thì người ta dựa vào tần số xuất hiện được coi là phổ biến của tổ hợp chữ tắt đó để phỏng đoán. TS có thể là từ viết tắt thay cho tiến sĩ, thí sinh, toà soạn, tập sự… nhưng có lẽ số người dùng TS để chỉ “tiến sĩ” là nhiều hơn, do đó có ưu thế cho suy luận hơn. Cố giáo sư Vũ Tuyên Hoàng, nguyên chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã yêu cầu các báo (cụ thể là bản tin Liên hiệp hội) không viết tắt tổ hợp chức danh của ông “Giáo sư viện sĩ” thành “GS VS” bởi ông cho rằng “Nhân dân không mấy ai biết đến từ viện sĩ và họ sẽ đọc hai chữ VS này thành “vệ sinh” ngay!”

Chuyện thứ hai: Prof. hay Professor?

Chuyện viết tắt có hai vấn đề cần quan tâm: phải viết sao cho hợp lý, không gây cản trở trong giao tiếp (như mơ hồ, hiểu sai, không suy luận được); và phù hợp với thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc.
Khi làm mục lục và tóm tắt bản tiếng Anh cho tờ tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư số 3 (5.2011), chúng tôi phải dịch các bài cho chuyên mục đột xuất Tưởng nhớ GS Nguyễn Tài Cẩn (vừa mất tháng 2.2011). Trong các tít bài về ông, biên tập viên đều viết “Prof. Nguyễn Tài Cẩn (Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn)”. Khi chuẩn bị đưa in thì học giả Hồ Hải Thuỵ (người chịu trách nhiệm hiệu đính tiếng Anh) yêu cầu phải viết lại cho đầy đủ: “Professor…” Ông nói là, ở các nước phương Tây, trong những văn phong trang trọng, nhất là khi nói về các nhân vật cần tôn kính, hay những người đã khuất, người ta tối kỵ dùng chữ tắt. Pre., Pres. (tổng thống, chủ tịch…), Pr., Prof. (giáo sư), Dr (tiến sĩ)… là cách viết tắt quá thông dụng của tiếng Anh, nhưng trong nhiều trường hợp, văn hoá giao tiếp không chấp nhận cách nói tắt và viết tắt. Tôi giật mình ngẫm lại, báo chí ta đã không ít lần viết tắt các từ: TBT (Tổng bí thư), TT (Thủ tướng), CT QH (Chủ tịch Quốc hội) ở ngay tiêu đề các văn bản trang trọng. Không ít các bài văn học sinh đã tuỳ tiện viết tắt các nhân vật lịch sử, các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước: LTK (Lý Thường Kiệt), THĐ (Trần Hưng Đạo), PVĐ (Phạm Văn Đồng) ...

Như vậy, chuyện viết tắt có hai vấn đề cần quan tâm: phải viết sao cho hợp lý, không gây cản trở trong giao tiếp (như mơ hồ, hiểu sai, không suy luận được); và phù hợp với thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc. Một vấn đề đơn giản tưởng chỉ là kỹ năng đơn thuần về tạo dựng văn bản hoá ra lại còn liên quan cả đến văn hoá giao tiếp.

PGS.TS Phạm Văn Tình