Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Chồng, vợ và tivi

http://vn.nang.yahoo.com/chồng-vợ-và-tivi-082700044.html;_ylt=AtTXz6U4He30wgeRcfziNtNPeeR_;_ylu=X3oDMTF2bG91Nmk3BG1pdANJbmZpbml0ZSBCcm93c2UgU3BsaXQEcG9zAzIEc2VjA01lZGlhSW5maW5pdGVCcm93c2VMaXN0VGVtcA--;_ylg=X3oDMTM4ZnI1aTVjBGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDNTQ2Y2EwMjAtYmJlMi0zZGJmLTgxM2YtYWJjZjM2ZGEwNTUxBHBzdGNhdAN0w6xuaHnDqnUtZ2nhu5tpdMOtbmgEcHQDc3RvcnlwYWdl;_ylv=3


Cưới nhau đã mấy năm mà vẫn còn nhiều thứ vợ chồng mình chưa sắm sửa được nhưng cái tivi thì không thể thiếu. Cứ đi làm về hai vợ chồng lại ôm lấy cái tivi. Vợ chồng nghèo nên đi ăn, xem phim, mua sắm là những thú vui xa xỉ mà mình chẳng dám nghĩ tới.

Chồng, vợ và tivi
Chồng, vợ và tivi
Bao giờ cũng vậy, sau thời gian hòa bình cùng ăn cơm, cùng xem thời sự trên kênh VTV là đến phần tranh cãi "xem gì tối nay". Có hôm thì… vợ "Để em xem nốt bộ phim đang xem dở". Chồng "Mấy phim Hàn vớ vẩn hết yêu, chia tay, rồi quay lại. Quanh quẩn có thế, em xem không biết chán à. Để anh xem đá bóng". Vợ đáp ngay "Có mỗi trái banh mười mấy người giành qua giành lại suốt buổi, anh không mỏi mắt à". Trong khi vợ còn đang nói thì chồng nhanh tay chộp lấy cái điều khiển, hí hửng bấm sang kênh thể thao. Phụt! Bực vợ nhào ra tắt tivi. Chồng gắt um lên "Em làm gì vậy không xem thì để anh xem", rồi giận dỗi thảy cái điều khiển ra nền nhà leo lên nệm quay mặt vào tường. Vợ bật tivi mở kênh đang chiếu bộ phim muốn xem, vừa xem vừa ấm ức chuyện chồng không nhường vợ, lại vừa day dứt với cảnh chồng nằm chèo queo nên những cảnh phim cứ trôi tuột... Được 10 phút vợ tắt tivi. Nghe im ắng chồng quay ra “quan sát tình hình” và nhanh chóng bò dậy lao đến tivi. Đến lượt vợ hậm hực lên nệm quay mặt vào tường.
Hôm khác thì… "Thôi hôm nay anh không xem đá bóng, em không xem phim. Hai đứa kiếm chương trình nào coi chung cho vui". “Ừ, coi du lịch đi. Không có điều kiện du lịch thực tế thì xem cho biết với người ta". Vậy là hai vợ chồng ôm nhau xem chương trình du lịch trên màn ảnh nhỏ, rất chi là vợ chồng son. Lại có hôm thì… vợ "Sáng nay vô công ty nghe mọi người bàn tán bộ phim hôm qua, em không xem được, tiếc quá. Hôm nay anh để em xem nhé". Chồng tặc lưỡi "Thì em xem đi". Đang chúi mặt vào mấy tờ báo nhưng nghe nhạc quảng cáo vang lên là a lê hấp chồng vồ lấy cái điều khiển bấm sang kênh thể thao. Đến lượt vợ nhắm chừng đến lúc có phim trở lại là giật lại cái điều khiển. Gặp lúc trận đấu đang hồi hấp dẫn là chồng cứ giữ chặt cái điều khiển. Tất nhiên vợ cũng chẳng để yên...
Bức tranh vào buổi tối của hai vợ chồng nghèo với cái tivi chỉ đơn giản thế thôi nhưng ngẫm lại, vợ chồng còn được hỉ, nộ, ái, ố bên nhau là còn hạnh phúc. Hạnh phúc, đôi khi chỉ đơn giản thế thôi.
.

Bài học 'vàng' dạy con gái thành công

http://vn.nang.yahoo.com/b%C3%A0i-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0ng-d%E1%BA%A1y-con-g%C3%A1i-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-170000319.html



Muốn con gái vững vàng và hạnh phúc khi trưởng thành, cha cần dạy con 7 điều.

>> Hai người khác giới bên nhau trong sáng
>> Suy sụp vì 'bộ sưu tập người tình' của chồng
>> Những mối tình đã chết
 
Tôi là con gái. Tôi không thần tượng cha mình nhưng tôi rất biết ơn cha đã dạy cho tôi những bài học, giúp tôi có thể đứng vững và biết đến hạnh phúc trong cuộc đời. Theo thời gian, những bài học cha dạy như những viên kim cương mãi tỏa sáng trong lòng tôi.

Cha không chỉ mang lại cảm giác vững chãi, an toàn cho tôi mà còn có thể dạy tôi nhiều điều, không phải bằng cách ngồi xuống trò chuyện, mà qua chính cách cư xử thường ngày.

1. Hãy quyết đoán
Để xóa nhòa định kiến phụ nữ nên tránh đối đầu bằng bất kỳ giá nào, Linda Nielsen - tác gả cuốn sách Fathers and Daughters khuyên: một trong những điều quan trọng nhất là dạy bé gái cách chấp nhận cảm xúc giận dữ của bản thân và quyết đoán hơn.

Dạy bé gái quyết đoán hơn không đồng nghĩa với việc để cho bé thích gì làm nấy, được thỏa sức 'tung hoành' theo ý kiến của mình mà không biết lắng nghe, không biết tự kiểm soát bản thân.

Bí quyết là khi có xung đột, cha sẽ là người đối thoại, hướng dẫn con cách giải quyết. "Một bé gái nên được thoải mái thể hiện cảm xúc của mình, kể cả sự tức giận với cha và dám đưa phản biện. Nếu bé không dám làm điều ấy với cha thì cũng sẽ không thể ứng xử như thế với ông chủ, bạn trai hay những người khác phái khác", tiến sĩ Nielsen nói. Vì vậy, cha cần tinh ý nhận ra cô con gái nhỏ đang nổi đóa, cho phép con được xả cơn tức giận bằng cảm xúc trung thực nhất, thay vì trừng phạt khi chưa nghe lời.

Bài học 'vàng' dạy con gái thành công
Tôi biết ơn cha về những bài học cha đã dạy tôi. (Ảnh minh họa).

2. Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh
Có một câu nói đã xưa như trái đất nhưng luôn đúng: "Một trong những điều tốt nhất cha có thể làm cho con là yêu thương mẹ". Vì, một gia đình luôn tôn trọng, thương yêu nhau có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách và tâm lý của trẻ.

Cách khác mà người cha có thể giúp con gái xây dựng những mối quan hệ lành mạnh trong tương lai là dạy con luôn là chính mình, không phải thay đổi như một chú tắc kè hoa để phù hợp với người đàn ông nào đó.
Để làm điều này, cha nên chuyện trò với con gái càng nhiều càng tốt. Từ đó, con sẽ có kinh nghiệm giao tiếp với đàn ông khác.

3. Nỗ lực mới thành công 
Một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc sống là biết điều mình muốn và can đảm làm theo. Cha nên giúp con gái bằng cách đưa cho con những 'đồ nghề' cần thiết để thực hiện ước mơ, thay vì 'cầm tay chỉ việc' và bao bọc quá mức. 'Đồ nghề' ở đây chính là truyền đạt lại những kinh nghiệm quý báu và vẽ đường đi đúng...

Điều quan trọng nữa cha cần làm là giúp con gái chọn lựa cơ hội và xây dựng lòng tin rằng bản thân con có thể thành công nếu con có nhiệt huyết, biết rút ra bài học và nỗ lực.

4. Tự lập tài chính
Thật khó để vờ như không thấy con vấp ngã và đang rất khó khăn, nhưng nếu cha mẹ luôn là phao cứu hộ của con, chắc chắn chúng sẽ không thể trưởng thành, tự quyết định số phận cuộc đời mình, luôn gặp nhiều rắc rối - nhất là vấn đề tiền bạc. Do đó, đừng quên dạy con gái sự tự chủ về tài chính để con hiểu rằng, bản thân mình có thể 'sống khỏe' từ chính thu nhập của mình. Không cần là cây tầm gửi, sống dựa dẫm và người đàn ông khác. Từ đó, con sẽ chọn người đàn ông biết yêu thương và quan tâm con, chứ không phải người đàn ông có rất nhiều tiền.

Thực tế, sẵn sàng cho con rất nhiều tiền không phải là hành động thể hiện sự thương yêu mà cha mẹ đang vô tình hại con.

5. Sửa xe chả cứ đàn ông
Cha thường là người dạy các con lái xe (kể cả con trai và con gái). Tuy nhiên, cha không nên chỉ dừng lại ở việc dạy lái mà hãy chỉ cho con gái cách bảo dưỡng xe, cách kiểm tra xe an toàn, sửa những thứ đơn giản nhất... Bài học này không chỉ giúp con gái hiểu rằng mình có thể làm bất cứ điều gì nam giới có thể mà còn giúp con gái luôn biết chuẩn bị và giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của mình.

6. Dám chịu trách nhiệm khi làm sai
Trách nhiệm luôn là một từ đầy sức nặng (ngay cả với người lớn). Bởi không đơn giản chỉ là thừa nhận việc làm sai mà còn phải có cách sửa sai. Muốn con gái dám dũng cảm đối đầu với lỗi lầm, bản thân cha phải là tấm gương sáng. Việc thấy cha luôn biết xin lỗi và cố gắng khắc phục sai lầm sẽ tạo phản xạ tuyệt vời tương tự ở các cô con gái.

Lưu ý, khi con gái tâm sự những khó khăn của mình, thay vì đưa ra cho con các giải pháp, hãy chỉ ra cho bé biết sai ở chỗ nào và để bé tự tìm ra lời giải cho những rắc rối của mình.

7. Sự hoàn hảo chỉ có trong tiểu thuyết
Cuộc sống muôn màu, sẽ khó lòng tìm thấy sự hoàn hảo tuyệt đối. Để giúp con gái sống thực tế hơn và tránh được những vấp váp đáng tiếc, ngay khi con còn nhỏ, cha có thể thủ thỉ với con về những điều chưa hoàn hảo của mình. Ví dụ, cha cũng từng mắc sai lầm, cha có tật xấu này... cha có tật xấu kia...

.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Mất lòng vì con trẻ

 

Có rất nhiều lý do làm rạn nứt một mối quan hệ. Thật tiếc nếu mối thâm giao của người lớn bị sứt mẻ chỉ vì chuyện của trẻ con
Hai đứa nhỏ hàng xóm đánh nhau. Vài ngày sau, bọn trẻ có thể hết giận nhau, nhưng có một bức tường rào vô hình có thể được dựng lên giữa hai nhà. Trẻ con ngơ ngác khi bị bố mẹ cấm chơi với nhau.
Chuyện trẻ con đã trở thành chuyện của người lớn như vậy đấy. Bạn đã bao giờ rơi vào những trường hợp như vậy?
Thật đúng là mẹ nào con nấy
Tay chân của thiên thần nhỏ ngày nào cũng bầm tím hoặc đầy dấu răng. Bạn xót xa còn bé chỉ toét miệng cười: “Bạn Bi xô con té”, “Bạn Bi cắn con”.
Những lần đầu, bạn tỉ tê phân tích cho bé Bi biết việc đánh, xô ngã, cắn bạn là không tốt. Con bé vâng dạ rồi đâu lại vào đấy. Bạn chẳng còn cách nào khác ngoài đưa con qua nói chuyện với mẹ bé Bi. Bạn hy vọng cô ấy sẽ dạy dỗ được con mình. Thế nhưng, lần nào cô ấy cũng chỉ khăng khăng đúng một câu: “Ôi dào, có đánh nhau thì mới là trẻ con chứ”.
Lần nào bạn cũng ra về trong bực bội.
Bạn xót con quá nhưng chẳng biết làm sao. Nếu “so găng” với bé Bi, bé yêu của bạn chắc chắn nhận phần thua. Bạn chỉ còn biết cấm con chơi với bé Bi. Bạn cũng trở nên ác cảm với mẹ bé Bi, chẳng muốn qua lại gì với nhà bên ấy, chỉ vì đôi co, tranh cãi chỉ khiến bạn thêm ứa gan mà thôi.
Trường hợp này, bạn chỉ cần từ tốn đáp lời hàng xóm: “Chị nghĩ sao nếu người thường xuyên bị đánh là bé Bi chứ không phải là con tôi?”. Một mình bạn chẳng thể làm gì trước thái độ vô trách nhiệm như vậy. Bạn có thể góp ý với mẹ bé Bi trong các cuộc họp tổ dân phố. Nếu mẹ Bi không nhận ra vấn đề, việc con cô ấy không có bạn chơi là chuyện đương nhiên.
Con tôi có tội tình gì đâu chứ?
Cô bạn đồng nghiệp suốt ngày lắc đầu: “Sao thằng Bin gầy thế? Ngày xưa bằng tuổi này, con Hoa nhà mình tròn như hạt mít!”. Hoặc “Cái Tủn nhà mình mới chín tháng đã biết đi. Thằng Bin mới tròn tuổi mà đứng còn phải vịn là thế nào?”.
Vài lần, có thể bạn không để ý. Nhưng khi cô ấy cứ tranh thủ mọi cơ hội để “dìm” con bạn xuống như vậy, bạn không thể không phật ý. Sau một thời gian, bạn chẳng xem người đồng nghiệp ấy là bạn nữa. Đương nhiên chẳng bà mẹ nào có thể bình tĩnh khi con mình luôn bị săm soi với thái độ thiếu thiện chí như vậy. Thế nhưng bạn  hãy kiểm tra xem những lời nhận xét của cô ấy có đúng không?
Có thể cô ấy có nhiều kinh  nghiệm hơn bạn trong việc nuôi dạy con cái. Khi đó, bạn hãy hỏi thăm kinh nghiệm của cô ấy. Nếu bạn tự tin con  mình vẫn phát triển tốt, đúng chuẩn, hãy cười xòa trước những “phê bình” của cô ấy. Nếu tất cả mọi người đều khen bạn chăm con giỏi, việc gì bạn phải để ý đến ý kiến cá nhân của một người?
Con họ giỏi hơn con mình!
Có bao giờ bạn chê bai con của người khác chỉ vì chúng học giỏi hơn con của bạn? Hãy trả lời thật lòng nhé.
Có không ít trường hợp vì tỵ hiềm, ghen tức mà người ta sẵn sàng phủi sạch những nỗ lực của người khác. Con bạn nỗ lực hết sức mới thi đậu tốt nghiệp ở hạng trung bình. Trong khi đó, con của một người bạn thi đậu vào một trường điểm của thành phố. Thay vì chúc mừng, bạn phán một câu xanh rờn: “Bây giờ đứa nào chăm chỉ đi học thêm, chịu khó học gạo thì sẽ đạt thành tích cao thôi chứ có gì ghê gớm đâu”.
Thái độ tiêu cực của bạn không chỉ làm sứt mẻ mối quan hệ bạn bè mà còn vô tình làm tổn thương đến con trẻ đấy.
Nguồn gốc của thái độ hằn học đó do đâu? Người mẹ nào cũng xem con mình là nhất. Thậm chí một số người còn muốn mọi người phải thừa nhận con mình là số một.
Khi con thua kém con người khác, bạn cảm giác như chính mình bị thua kém. Vì thế, khi con cái của người khác giỏi hơn, xinh hơn, bạn cố tìm cách phủ nhận những điều đó. Bạn nghĩ rằng như vậy sẽ an ủi được cái tôi đang bị tổn thương của mình? Hay bạn cho rằng bằng cách đó vị trí của con mình sẽ được nâng lên? Cả hai đều không phải. Vậy bạn làm thế để làm gì? Hãy nhớ mỗi đứa trẻ đều có thiên hướng khác nhau, vậy hà tất gì phải so sánh chúng.

Những câu nói 'có nanh, có vuốt' với trẻ

http://vn.nang.yahoo.com/6-c%C3%A2u-n%C3%B3i-c%C3%B3-nanh-c%C3%B3-vu%E1%BB%91t-v%E1%BB%9Bi-170000493.html


Có những lời mẹ nói ngỡ bình thương, nhưng lại làm con đau như muối xát vào tim.
Người lớn và trẻ em nói chuyện với nhau không phải là bằng những ngôn ngữ khác nhau, mà bằng sự hiểu biết không giống nhau. Đôi khi, chỉ cần một câu nói trong lúc tức giận, mất kiểm soát, bạn cũng có thể làm tổn thương tâm hồn của con. Làm cha mẹ, bạn cần phải biết giới hạn, biết điểm dừng trong ngôn từ để không vô tình làm đau con.

Yêu thương con và mong muốn con nên người, xin cha mẹ hãy nhớ không:

1. Gọi mày - xưng tao với trẻ
Tôi biết, có rất nhiều phụ huynh lúc nào cũng tự dặn lòng là phải làm gương tốt cho con noi theo. Nhưng một phút bực tức, mất kiểm soát vì hành vi chưa ngoan của con, họ đã 'bặm môi, trợn mắt' gọi mày - xưng tao.
Đừng để những cơn giận 'che mắt' khiến bạn mù quáng và xưng hô một cách thiếu văn hóa ngay trước mặt con. Dù đang nóng phừng phừng cũng đừng 'đá thúng, đụng nia' hoặc đập bàn xưng mày - tao với trẻ.

6 câu nói 'có nanh, có vuốt' với trẻ
Dù có cáu giận thì khi trẻ mè nheo, bạn cùng đừng xưng mày - tao (Ảnh minh họa).

2. Nói "Cha mẹ không quan tâm"
Khi nói câu này, đơn giản có thể bạn đang bận hay phải tập trung vào vấn đề nào đó mà không hề có ý xua đuổi. Nhưng con trẻ sẽ chưa đủ trưởng thành và tinh tế để nhận ra điều đó, chúng sẽ hiểu rằng cha mẹ đang từ chối chơi đùa và quan tâm đến mình. Vô tình câu nói này khiến trẻ cảm thấy tủi thân ghê lắm.
Vì vậy, khi bạn đang bận rộn, hay muốn nghỉ ngơi thì cũng cần tĩnh tâm để nhẹ nhàng nói với con, ví dụ như: “Bố/ mẹ cần phải hoàn thành gấp việc này và bố mẹ cần yên tĩnh một vài phút. Khi nào làm xong, bố/ mẹ sẽ ra ngoài và gọi con nhé!”. Và thực tế bạn không chỉ có vài phút im lặng mà bạn sẽ được nhiều hơn thế đấy!

3. Quát trẻ: “Im ngay!”
Bạn không nên quát con, đôi khi chúng ta nên chú ý lắng nghe con cái nói, chia sẻ. Như vậy, bạn không chỉ cho con quyền nói mà cả quyền tranh luận một cách dân chủ, thoải mái trong khuôn khổ cho phép. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về cha mẹ sau khi có những giải pháp mang tính định hướng.

4. Khẳng định: "Hồi bằng tuổi con, cha/mẹ không bao giờ làm như thế"
Đúng, có thể bạn chưa từng làm thế hoặc đã làm nhưng lại quên. Tuy nhiên, nói với con 'chắc như đinh đóng cột' thì thật không nên. Phải phạm lỗi và được dạy dỗ thì trẻ mới trưởng thành. Lời nói như 'tuyên ngôn' như ngầm khẳng định rằng cha/mẹ tốt hơn con nhiều lắm khi ở độ tuổi của con dễ khiến trẻ tự ái. Lâu dần tạo tâm lý mặc cảm khi luôn bị đem ra so sánh. Hãy nhớ, thời của bạn đã xa lắm và bạn cũng không còn là chàng trai, cô gái mà là những phụ huynh đang có trách nhiệm uốn nắn hành vi và nuôi dưỡng một đứa trẻ.

5. Dọa nạt: "Dừng lại nếu không bố/ mẹ sẽ….”
Đe dọa con cái không chỉ không có kết quả mà còn làm cho chính bố mẹ cảm thấy thất vọng và bất lực về chính bản thân mình. Bạn đã từng nói với con mình đại loại như: “Con dừng ngay việc đó lại, nếu không bố/ mẹ sẽ đánh đòn đấy!” chưa?

Hy vọng bạn chưa nói bao giờ, vì sau khi nói bạn sẽ thấy mình trở thành một người khác trong mắt con và trong tiềm thức của chính mình. Chính vì vậy, nếu giả sử bạn định thốt ra câu trên, thì bạn hãy thay bằng những lời giải thích rằng vì sao con không nên làm việc này, vì sao con không làm việc kia, chắc chắn hữu ích hơn nhiều.

6. Nói: "Đã bảo rồi!"
Bạn liên tục bảo với con rằng nếu cứ chơi điện tử suốt buổi chiều, thì sẽ không còn thời gian để chuẩn bị cho bài kiểm tra toán ngày hôm sau. Và sự thể thế nào? Vì không học bài kỹ, con bạn làm bài không tốt thật! Nhưng câu nói “Mẹ đã nói rồi!” chỉ nói với bé rằng cha mẹ luôn đúng và ngược lại, con luôn sai. Thay vì thế, hãy chỉ ra những kết quả tích cực nếu con làm theo lời bạn. Ví dụ, bạn nhắc con đi học bài, và nói: “Con mà học bài kỹ, chắc chắn con sẽ làm tốt bài kiểm tra, đúng không con?” Như thế sẽ giống như đặt quyền kiểm soát và lòng tin vào con bạn hơn.

.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

ĐỊNH NGHĨA “TÌNH YÊU” TRONG MẮT TRẺ THƠ

Cách nhìn của trẻ em đối với câu hỏi: “Như thế nào là yêu?”, tuy mộc mạc và ngây thơ nhưng xem ra rộng hơn, sâu sắc hơn người lớn. Chúng ta hãy xem qua một số câu các bé trả lời phỏng vấn từ các chuyên gia tâm lý học nhé!


“Tình yêu là khi bà bị đau thấp khớp không thể cúi người xuống sơn móng chân. Thế nhưng bà lại rất thích việc đó và thế là ông ngoại giúp bà, mặc dù ông cũng bị thấp khớp.”
“Yêu là khi người ta hôn nhau rồi nói chuyện rì rầm thật là lâu như bố mẹ cháu ấy.”
“Cháu yêu chị cháu lắm, vì thế nếu chị ấy lỡ làm ngã cháu, cháu sẽ cắn môi thật chặt để không khóc. Nếu cháu khóc chị ấy sẽ buồn lắm.”
“Chắc chắn là mẹ cháu yêu cháu nhất. Ngoài mẹ, có ai hôn cháu trong lúc cháu đang ngủ đâu?”
“Tình yêu? Đấy là lúc cháu mệt lắm nhưng khi trông thấy bạn ấy là cháu lại muốn cười.”
“Dĩ nhiên mẹ cháu yêu ba cháu. Hễ ăn thịt gà bao giờ mẹ cũng gắp cho ba miếng ngon nhất.”
“Con chó LuLu phải yêu cháu lắm, nên nó mới chịu liếm mặt cháu khi cháu đi chơi với cậu bạn hàng xóm và bỏ nó ở nhà một mình.”

“Hôm nay ba mẹ đưa chị cháu đi sắm đồ. Cháu biết chị cháu yêu cháu nên mới tặng lại cho cháu cái váy cũ chị ấy mặc đã chật. Nếu không yêu cháu chị ấy có thể đã cho con bé hàng xóm rồi.”
“Mẹ cháu yêu ba cháu hơn cháu. Ba mặc chiếc áo sơ mi đó tới 2 ngày mà mẹ vẫn khen đẹp. Còn cháu mới mặc chiếc áo đi chơi có một vòng, vừa về tới nhà đã bị bắt thay ra đem giặt, lại còn bị la: ‘Ở dơ như quỷ!’.”
“Cháu để cho chị cháu cú lên đầu cháu. Là vì mẹ bảo có yêu chị mới làm vậy. Thế nên cháu sẽ cú đầu thằng em cháu, vì cháu rất yêu nó.”
“Theo cháu, yêu là khi người ta sợ. Cứ xem ba cháu thì biết. Ba không dám nói yêu mẹ, nên chờ cả năm tới ngày Lễ Tình Yêu mới mua thiệp có in sẵn câu ‘Anh yêu Em’
“Tình yêu là thứ dễ quên lắm hả cô? Nếu không, tại sao bố mẹ cháu ngày nào cũng nhắc nhau ‘Anh yêu Em’ hay ‘Em yêu Anh’.”

Nuôi dạy con cái


1)       Khen thưởng:
Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên hỏi tại sao khen thưởng lại là điều đầu tiên cần phải làm, nhưng nếu bạn mong muốn con bạn có những cư xử đúng mực thì điều quan trọng chính là việc dạy cho chúng hiểu rằng hễ cư xử đúng mực sẽ được thưởng.
Những lời khen sẽ giúp gầy dựng lòng tự trọng và tự tin ở trẻ. Quan trọng là nội dung khen thưởng phải rõ ràng & đặc biệt theo từng trường hợp, đại loại như : “con mang giày nhanh và khéo quá nhỉ !” khi đó đứa trẻ sẽ hiểu được nó vừa mới hoàn tất tốt công việc gì. Ngoài lời khen thì các hình thức khen thưởng có tổ chức khác như bảng vàng hoặc phiếu bé ngoan cũng rất thích hợp để là động lực dẫn đến những hành vi đúng đắn trong khi ăn hoặc đi vệ sinh.
2)       Sự nhất quán:
Luôn phải theo đúng nhữn gì ta nói và làm với trẻ. Nếu bạn cứ thay đổi mục tiêu luôn luôn, và liên tục thiết lập nhiều quy định mới, trẻ sẽ chẳng hiểu mình muốn gì ở chúng nữa. Cần cho trẻ hiểu vị trí của chúng và không bao giờ thay đổi những quy định cơ bản. Ngoài ra, phải dặn những người lớn trong gia đình cũng nhất quán với những quy định cơ bản này nhằm tránh cho trẻ bị nhầm lẫn với những thông điệp khác nhau.
3)       Thói quen:
Thói quen tốt sẽ giúp diễn biến trong ngày xảy ra theo một lịch trình ổn định, làm cho trẻ cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn. Thói quen tốt ở đây có thể là : ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, không ăn vặt nhiều … Thói quen tốt cũng đảm bảo cho bạn có đủ thời gian làm mọi việc mà không bị stress, cho bạn sử dụng được thời gian một cách có chất lượng để thư giãn và chơi đùa với con mình. Giờ ăn và giờ ngủ của trẻ có thế coi như cơ sở của một thói quen tốt, các việc khác nên được sắp đặt trong các khoảng thời gian giữa giờ ăn và ngủ.
4)       Những ranh giới:
Sắp đặt những ranh giới rõ ràng là một cách để chứng tỏ quyền hạn của mình với trẻ, để cho trẻ hiểu rằng nơi nào lúc nào là cần phải làm việc gì. Trẻ con không thích thấy môi trường quanh chúng thay đổi liên tục, chúng cần biết rõ điều gì được phép và không được phép, từ đó chúng sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Điều này cũng có nghĩa là không nên cho con bạn quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc trẻ sẽ trở nên không dứt khoát.
5)       Kỷ luật:
Cần phải luôn kiểm soát các quy định mình đã đặt ra một cách kiên định và công bằng. Trẻ em cần hiểu ra rằng những cư xử không thể chấp nhận được của chúng sẽ dẫn đến một hậu quả nhất định: ngoan thì sẽ được khen thưởng, hư là bị phạt. Nếu bạn đối xử công bằng, trẻ cũng sẽ ứng xử hợp lý theo.
6)       Cảnh báo:
Thường xuyên cảnh báo với trẻ khi nó hư sẽ cho trẻ cơ hội suy nghĩ lại hành động của mình và tự quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại trước khi nó bị phạt. Nhưng cảnh báo cũng còn có nghĩa là những thông báo đưa ra trước khi bạn đi ra ngoài, trước giờ ăn, trước khi bạn yêu cầu bé ngừng chơi và đi cất đồ chơi của mình. Cách thông báo trước như vậy giúp trẻ có thể chuẩn bị tinh thần làm sang việc khác. Yêu cầu trẻ làm việc gì một cách nhanh gọn đều không công bằng chút nào và có thể làm cho trẻ nổi cơn bướng lên. Một đứa trẻ được biết trước điều người lớn yêu cầu nó thường có hợp tác tốt hơn.
7)       Giải thích:
Không thể chỉ nói “không” để từ chối trẻ em – chúng cần biết tại sao và như thế nào. Có nhiều cách để giải thích, không nhất thiết phải đầy vẻ lên lớp và dài dòng. Cố gắng trả lời trọn vẹn những câu hỏi trẻ nêu ra, dẫn giải rõ ràng từ những điều bạn đang làm hay đang nhìn thấy, dùng các ví dụ minh hoạ có liên quan mật thiết đến đời sống của trẻ.
 8)        Sự kiềm chế:
Làm cha mẹ phải biết kiềm chế, bình tĩnh kiểm soát mọi việc, không bao giờ la hét hoặc đối xử độc tài với con cái. Cũng không nên thúc dục con cái, gây áp lực về thời gian với chúng. Đừng làm lớn chuyện với những gì không thay đổi ngay được. Ngay cả khi khen thưởng trẻ cũng cần phải kiềm chế : khen thưởng sẽ mất ý nghĩa với trẻ nếu suốt ngày chúng được khen hoài, và cũng khó mà chứng tỏ cho trẻ thấy cha mẹ đặc biệt thương yêu chúng như thế nào nếu bạn luôn cho chúng quà bánh!
9)       Trách nhiệm:
Khi lớn lên, trẻ phải chiu trách nhiệm với hành vi, đồ đạc và thân thể của chúng. Cần phải để cho trẻ tự đút ăn, tự đánh răng, tự dọn dẹp đồ chơi và phòng ngủ của chúng. Việc này giúp trẻ có cảm giác tự hào về bản thân và đồ đạc riêng của mình. Nhưng nên giao cho trẻ những nhiệm vụ vừa sức và dễ hoàn thành.
10)   Nghỉ ngơi – Giải trí:
Quan trọng nhất là cần phải nhớ dành ra thời gian vui chơi chung với con mình. Phải chơi chung với trẻ, hôn hít và âu yếm trẻ thật nhiều. Luôn giữ thái độ thư giãn khi tham gia các hoạt động xã hội, trong giờ ăn và giờ tắm của trẻ. Tiếp cận từng giai đoạn của trẻ (ví dụ như tập ngồi bô) với một thái độ cởi mở và dễ chịu, bởi vì nếu bạn luôn căng thẳng, trẻ sẽ nhận ra ngay.
Thỉnh thoảng phải tự cho mình những giây phút xả hơi, nghỉ ngơi giải trí với vợ/chồng mà không mang theo con, sự nghỉ ngơi này sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực không ngờ đấy ! 

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Những người nổi tiếng từng trượt đại học

http://www.zing.vn/news/giao-duc/nhung-nguoi-noi-tieng-tung-truot-dai-hoc/a267086.html


Hơn hai mươi năm về trước, Lý Quí Trung khởi nghiệp ở một xuất phát điểm không hơn gì ai – phục vụ bàn ở khách sạn. Hồi đó, Lý Quí Trung không chủ định chọn công việc này, nhưng sau khi thi trượt Đại học Tổng hợp Ngoại ngữ thì anh buộc phải đi làm để tự trang trải cho cuộc sống của mình. Làm việc ban ngày, buổi tối lại theo học tại chức, quãng thời gian đó chính là cung đường khó khăn đầu tiên mà Lý Quí Trung đã vượt qua nhờ niềm tin mãnh liệt vào khả năng thay đổi số phận của mình.

Năm 1991, doanh nhân Lý Quí Trung sang Úc mà trong túi chỉ có 200 USD. Anh cũng chỉ được một người quen bảo lãnh trong 3 tháng để học tiếng Anh. Lúc ấy, Lý Quí Trung đứng trước hai lựa chọn: trở về nước hoặc tìm mọi cách ở lại. Anh chọn phương án ở lại tìm cơ hội, nhưng làm thế nào để thực hiện được mục tiêu ấy lại là khó khăn quá lớn với chàng trai Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng.

Ba tháng đầu phải ăn nhờ, ở đậu, phải đối diện với muôn vàn khó khăn, anh vẫn tin mình sẽ vượt qua. Anh phải làm rất nhiều việc, bất kể đêm ngày và chuyển chỗ ở tới mấy chục lần, thậm chí phải ngủ nhờ trong nhà thí (dành cho những người bất hạnh và ở miễn phí), nhưng vẫn thi đậu vào ngành Quản trị du lịch khách sạn thuộc Đại học Sydney Western.
Khi trở về Việt Nam, anh đã được mời đảm nhiệm vị trí CEO của nhiều doanh nghiệp lớn. Và cuối cùng, niềm đam mê sáng tạo kinh doanh ẩm thực đã giúp Lý Quí Trung sáng lập nên thương hiệu Phở 24, đồng thời là chủ hệ thống An Nam Group.

Sinh trưởng trong gia đình có học vấn cao nên Thang Duy sớm được tạo điều kiện ăn học hơn hẳn nhiều bạn bè cùng trang lứa.

Tuy nhiên, Thang Duy lại không may mắn trong chuyện thi cử. 3 năm thi vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, cô gái này đều thất bại.

Cuối cùng, cô thi đỗ vào Học viện Hí kịch Trung ương Bắc Kinh.


Giống như Thang Duy, Củng Lợi cũng trượt đại học tới 2 lần.


Hai lần thi đầu, Củng Lợi đăng ký vào trường Học viện sư phạm Sơn Đông nhưng đều thất bại, cho đến lần thi thứ ba mới đỗ vào Học viện Hí kịch trung ương.

Trong số nhiều doanh nhân thành đạt, không thể không nhắc tới Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông đã từng thi trượt ĐH tới 4 lần.

Là cậu học trò nghèo trong một gia đình đông anh em, Đoàn Nguyên Đức ấp ủ ước mơ vào đại học để thay đổi cuộc sống cho gia đình. Lớp 12 (năm 1982), Đoàn Nguyên Đức vào TP.HCM thi đại học. Năm ấy, ông Đức... thi trượt. Không nản lòng, Đoàn Nguyên Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ 4, ông vẫn không đậu.

Tuy vậy, vượt qua nhiều gian khó, Đoàn Nguyên Đức đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng khiến hàng triệu bạn trẻ Việt Nam ngưỡng mộ khi sáng lập nên Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và cũng là Chủ tịch CLB bóng đá thuộc hàng "chịu chơi" nhất V-League. Đoàn Nguyên Đức từng nói rằng: “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”.

Tỷ phú Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới. Với khối tài sản ước tính vào trên 50 tỷ USD, ông Buffett cũng là một những người giàu nhất thế giới. Năm 19 tuổi, ông sở hữu khối tài sản 90.000 USD.

Theo xếp loại của tạp chí Forbes, Warren Buffett là nhà tỷ phú giàu thứ hai thế giới. Song ít ai biết thành công của Warren Buffett bắt nguồn từ đam mê, cay đắng và cả việc trượt ĐH Kinh doanh Harvard năm 19 tuổi. Ông từng nói về thất bại này: “Khi ấy tôi nghĩ đó là một sự kiện kinh khủng nhưng sau này nó lại biến thành chuyện may. Thất bại dạy bạn phải tiếp tục kiên cường bước tiếp".

Tuy rất giàu có, nhưng tỷ phú Buffett luôn sống giản dị trong căn nhà nhỏ. Thậm chí, ngôi nhà của Buffet không phải là ngôi nhà định giá cao nhất ở khu vực này. Ngôi nhà nhỏ hơn ngay cạnh nhà Buffet được Zestimate định giá 794.500 USD và Realtor.com định giá 826.870 USD.
Trong bức thư Buffet gửi các cổ đông vào năm 2010, ông chia sẻ rằng ngôi nhà là thứ đắt thứ 3 mà ông đầu tư sau 2 chiếc nhẫn cưới.

Một nhà báo nổi tiếng thế giới - Tom Brokaw, cũng là một thanh niên bị Harvard từ chối. Với ông đó là một trong một loạt thất bại khiến bản thân phải tĩnh tâm lại, bớt chơi bời và cố gắng học cho xong đại học rồi vào làm trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. "Vấp váp ban đầu đó thực sự là điểm mốc cho sự bật lên của tôi", ông thừa nhận.

Nhà báo nổi tiếng Tom Brokaw, cựu Tổng biên tập NBC Nightly News

Jack Ma, người sáng lập Alibaba.com - một trong những website thương mại điện tử lớn nhất và thành công nhất thế giới với trị giá trị thị trường có lúc lên tới 26 tỷ USD. Alibaba.com có 57 triệu người dùng trên khắp toàn cầu. Sinh năm 1964 tại Hàng Châu, một thành phố công nghiệp phía Nam Thượng Hải, Jack Ma có cha là chủ nhiệm một đoàn kịch nói, còn mẹ là công nhân của một nhà máy sản xuất đồng hồ. Và Jack Ma từng trượt đại học tới 2 lần.

Nhưng với sự nhạy bén của mình, Jack Ma là người đầu tiên đã nhìn thấy cơ hội phát triển kinh doanh thông qua internet tại Trung Quốc. Ông bắt tay vào xây dựng mạng lưới tìm kiếm thông tin thương mại trên mạng và các dịch vụ kinh doanh khác qua các trang web như taobao.com, dịch vụ Ali-loan… Ngày nay Jack Ma lại được gọi là “Ông vua thương mại điện tử tại Trung Quốc”...


Theo Giáo Dục Việt Nam

.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Chó có thể tiết lộ tính cách của chủ

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/41076_Cho-co-the-tiet-lo-tinh-cach-cua-chu.aspx


Phần lớn người nuôi chó dữ thường tỏ ra không thân thiện và dễ nổi nóng hơn so với những người khác, các nhà tâm lý khẳng định.

Deborah Wells và Peter Hepper, hai nhà nghiên cứu của Đại học Belfast ở Bắc Ireland, tuyển mộ 147 người nuôi chó từ những lớp học tâm lý ở Bắc Ireland. Những người này đều nuôi những con chó thuộc giống chó chăn cừu Đức, Rottweiler, chó săn Labrador hay chó săn lông vàng Scotland. Nhóm nghiên cứu yêu cầu họ điền vào phiếu điều tra về tính cách, Livescience đưa tin.

Một con chó thuộc giống Rottweiler.
Một con chó thuộc giống Rottweiler.

“Chó chăn cừu Đức, Rottweiler nổi tiếng vì sự hung dữ, trong khi chó Labrador và chó săn lông vàng tỏ ra điềm đạm hơn”, bà Wells nói.

Kết quả phân tích các phiếu điều tra cho thấy những người sở hữu chó hung dữ tỏ ra dễ nổi nóng và thiếu sự cảm thông với đồng loại hơn so với chủ của những con chó điềm đạm.

Hai nhà nghiên cứu nhận định rằng, rất có thể những người nóng tính có xu hướng chọn những con chó dữ để huấn luyện chúng.

"Có lẽ những người nóng tính và thiếu sự thông cảm với người khác thích những con vật nuôi có tính cách giống họ", Wells nhận xét.

Tuy nhiên, Wells cũng đoán quá trình lựa chọn chó có thể chịu tác động của các yếu tố khác. Chẳng hạn, một số người thích nuôi chó to, chứ không quan tâm tới mức độ hung dữ của chó.

“Nếu một người nóng tính sở hữu một con chó dữ thì chúng ta không nên kết luận một cách vội vàng rằng con vật đó sẽ là một hiểm họa đối với xã hội”, Wells bình luận.

Một nghiên cứu khác, được công bố trên tạp chí Anthrozoos hồi tháng 5, chứng minh rằng những người thích tranh cãi thường nuôi chó dữ.

Nghiên cứu của Wells và Hepper sẽ xuất hiện trên tạp chí Personality and Individual Differences vào tháng 10 tới.
Theo VNE, Livescience

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Giúp con vượt qua cú sốc thi trượt

http://tin180.com/doisong/doi-song-xa-hoi/20120731/giup-con-vuot-qua-cu-soc-thi-truot.html

bên cạnh niềm vui, không ít thí sinh và gia đình đứng trước nỗi buồn thi trượt. Để các em thi trượt không quá buồn rầu, suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến các hành động nông cạn, gia đình cần chú ý không gây áp lực, biết động viên con vượt qua cú sốc.

Đối mặt với cú sốc
Với quan niệm đỗ ĐH mới có thể thành đạt, nhiều phụ huynh đã sốc khi con thi trượt ĐH. Thay vì an ủi, động viên con, họ đã mắng mỏ, dè bỉu, trách cứ con. Điều này tạo áp lực nặng nề cho các em.


Giúp con vượt qua cú sốc thi trượt - Tin180.com (Ảnh 1)
Không phải chỉ đỗ đại học mới có thể thành công (ảnh minh họa).


Các phụ huynh cần nghĩ thoáng rằng, con đỗ ĐH chưa chắc đã đủ năng lực để hoàn thành chương trình, học giỏi; khi ra trường cũng chưa chắc xin được công việc phù hợp. Vì thế, các phụ huynh cần có cách nhìn thực tế, biết động viên con đi các con đường khác ngoài việc học ĐH. Cha mẹ cần là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con, hãy xem chuyện thi trượt ĐH là hết sức bình thường và coi đó là lần thử nghiệm chưa thành công.

Em Lê Minh Giang (quận 12, TP.Hồ Chí Minh) cho biết: "Nếu trượt ĐH, chắc chắn em sẽ bị cha mẹ la mắng, thất vọng và tủi thẹn với thầy cô, bạn bè. Em cảm thấy mất tự tin và không đủ nghị lực để có thể lựa chọn cho mình con đường khác".

Bà Trần Thảo Linh – giảng viên khoa Tâm lý Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) cho biết, khi thí sinh biết mình trượt ĐH, các em sẽ rất buồn, thậm chí suy sụp, thất vọng về bản thân. Nếu như người thân tiếp tục "bồi" thêm sự trách mắng, các em có thể bị trầm cảm, dẫn đến các hành vi quá khích. Nhẹ thì bị chấn động tâm lý, dễ gây gổ, nổi nóng, phản ứng mạnh mẽ với mọi việc xung quanh, theo bạn bè xấu rơi vào các tệ nạn xã hội; nặng thì có thể dẫn tới hành động tự tử.

"Sĩ tử trở nên u uất, phát điên, thậm chí tự tử do trượt ĐH là do rất nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ đã tạo áp lực cho con" – bà Linh cho biết.

Bà Linh phân tích thêm, nếu coi kết quả thi ĐH của con là đích đến, là niềm tự hào của gia đình, thậm chí cả dòng họ, rồi chăm chăm ép con học, buộc phải thi trường này hay trường khác theo định hướng của mình, vô tình cha mẹ đã gây ra một áp lực lớn cho con, dẫn đến tình trạng xấu nếu con không đạt được kết quả như mong đợi".


Chỗ dựa cho con
Phụ huynh Lương Thanh Bình (quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) cho biết, con anh thi ĐH chỉ đạt 20 điểm, nhưng cháu đăng ký ở một trường ĐH lớn, nên cơ hội đỗ không cao. Anh đã tìm hiểu thông tin ngành nghề mà con lựa chọn, nên khá hy vọng. Tuy nhiên, không vì thế mà trách mắng con, dù biết là cũng hơi khó để vào trường này, nhưng vợ chồng anh vẫn hy vọng.

"Trượt đại học không phải chuyện lớn, cha mẹ và những người thân trong gia đình hãy cho các em một điểm tựa tinh thần vững chắc, vượt qua rào cản tâm lý tạm thời để bước vào con đường mới thật sự vững chắc hơn" – Bà Trần Thảo Linh
 
Còn phụ huynh Lê Mạnh Đức có con thi ĐH có điểm dưới trung bình cho biết, gia đình buồn, nhưng hiểu con gái sẽ là người buồn nhất, sốc nhất, nên dồn sức động viên con, còn tổ chức cho con đi du lịch để sớm thanh thản trở lại.

Theo bà Linh, khi con thi trượt, cha mẹ nên gần gũi con để chia sẻ, đồng cảm; cho con một không gian thư dãn thoải mái, bầu không khí gia đình đầm ấm vui vẻ, có thể cùng con đi du lịch… Mỗi gia đình cần vạch ra cho con những viễn cảnh tốt đẹp hơn, từng bước cùng con lập kế hoạch năm mới, có thể sẵn sàng cho một kỳ thi sắp tới, cũng có thể định hướng cho con một nghề phù hợp. Đặc biệt, cha mẹ không nên tỏ thái độ như khinh rẻ, mắng nhiếc, so sánh con với những học sinh khác…


(theo danviet)