Sau kỳ thi tốt nghiệp, trong cuộc họp chia tay ở một lớp 12 trường chuyên, thầy hiệu phó bước vào, nhắn nhủ những lời cuối cùng với đám học trò yêu quý. Thầy bỗng hỏi: “Các em đã đi cảm ơn hết chưa?”. Lớp học ngơ ngác. Thầy hiệu phó trầm giọng: “Tôi muốn các em trước khi rời khỏi trường, hãy đến cảm ơn những người đã giúp đỡ các em học hành và lớn lên từ ngôi trường này. Từ các chị lao công đến chú giữ xe, từ cô thủ thư đến bác bảo vệ… Tất cả. Họ đã âm thầm đứng bên cạnh các em nhiều năm qua!”. Thầy ra khỏi, một bạn nào đó nói to từ cuối lớp: “Tụi mình sẽ tới gặp các cô các bác ấy như thế nào? Nói gì để bày tỏ lòng biết ơn nhỉ?”. Câu hỏi đơn giản nhưng không có lời đáp. Cuối giờ, mọi người giải tán. Không ai làm như lời thầy dặn, có phải họ không biết cách nói lời giản đơn?
Đầu đợt hè vừa rồi, N - một bạn học sinh trường Bùi Thị Xuân - “nghỉ chơi” nhỏ bạn thân nhất. Gia đình bạn của N mở một cửa hàng bán hoa và quà lưu niệm. N hăng hái giúp đỡ bạn dọn dẹp, trang trí và tham gia tiếp tân trong buổi lễ khai trương. Mọi việc hoàn tất, nhỏ bạn đưa cho N một phong bì đựng 200 ngàn đồng và phiếu mua đồ được giảm giá ngay tại cửa hàng. Món quà thay cho lời cảm ơn. N từ chối không nhận. Nổ ra cuộc tranh cãi nho nhỏ. Sau đó là giận dỗi. Khi kể cho tôi nghe chuyện này, N rơm rớm: “Giá như bạn ấy đừng nói gì, đừng làm gì, em còn thấy dễ chịu hơn. Em giúp bạn vì tự nhiên, bạn bè với nhau mà. Nhưng cái phong bì và cách cảm ơn em chưa quen được, đã làm hư hết mọi thứ…” Nhìn đôi mắt buồn thiu của N, tôi tự hỏi cô bé 16 tuổi ấy quá nhạy cảm. Hay là tại lòng biết ơn giờ đây được bày tỏ quá thẳng thắn và cụ thể? Cụ thể đến mức đã trở thành “thói quen” được chấp nhận trong quan hệ sống hôm nay?
Một người bạn thời trung học của tôi có bố hy sinh ở chiến trường Quảng Trị. Mỗi năm, đến ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 hay các dịp lễ tết, bạn lại được nhận quà từ ủy ban nhân dân quận. Thiếu cha, mẹ thì có gia đình khác, bạn tôi sống với người bác, vừa làm vừa học. Lớn hơn bạn bè vài tuổi, nhưng sức học của bạn tôi không khá lắm. Đầu năm lớp 12, thầy chủ nhiệm, dạy toán, khuyên bạn đến lớp học thêm ở nhà thầy. Thầy không thu học phí. Chẳng bao giờ thầy nói lý do. Nhưng chúng tôi tự hiểu, thầy thương bạn mồ côi, con liệt sĩ. Hơn hết thảy những bài thơ lời nhạc, hành động của thầy chủ nhiệm khắc vào suy nghĩ của đám học trò chúng tôi ấn tượng về tình thương, về lòng biết ơn với quá khứ, thật giản dị. Và bạn tôi, người đón nhận nó, chưa bao giờ phải thấy tủi thân.
Cuộc sống tốc độ của ngày hôm nay khiến nhiều hành vi cư xử của giới trẻ thay đổi, khác biệt rất nhiều so với các thế hệ trước. Lời cảm ơn xã giao, dấu hiệu đầu tiên của con người văn minh lịch sự, được nói nhiều hơn. Nhưng lòng biết ơn chân thành và bền lâu ngày một ít đi. Sự đền đáp dần dần được hiểu như một sự “có qua có lại”, bằng vài việc cụ thể, bằng quà cáp. Sau đó không còn vướng bận dây dưa. Nhiều người vội tiếc rẻ ngày xưa tình nghĩa. Thực ra, lời than thở ấy chỉ đúng với một số người trẻ, không phải tất cả.
Các bạn trẻ hôm nay còn có cách bộc lộ khác.
Tôi chưa kể về đoạn kết có hậu trong buổi họp chia tay của lớp 12 chuyên đã nhắc ở trên. Các thành viên của lớp khi ấy chưa làm như lời thầy dặn. Bởi các bạn đã thống nhất cùng về lại trường sau kỳ thi, vào ngày khai giảng. Các bạn sẽ nỗ lực hết mình thi đậu đại học. Đến khi ấy, lời cảm ơn thầy cô, và lời cảm ơn những cô chú phục vụ ở ngôi trường thân yêu này chắc chắn sẽ được nói ra tự nhiên hơn, hàm chứa nhiều ý nghĩa lớn hơn.
Cùng xây đắp cho mục tiêu tương lai, đó cũng chính là nơi hội tụ hai tiếng cảm ơn chân thành nhất của thế hệ chúng mình, phải không bạn?
Đầu đợt hè vừa rồi, N - một bạn học sinh trường Bùi Thị Xuân - “nghỉ chơi” nhỏ bạn thân nhất. Gia đình bạn của N mở một cửa hàng bán hoa và quà lưu niệm. N hăng hái giúp đỡ bạn dọn dẹp, trang trí và tham gia tiếp tân trong buổi lễ khai trương. Mọi việc hoàn tất, nhỏ bạn đưa cho N một phong bì đựng 200 ngàn đồng và phiếu mua đồ được giảm giá ngay tại cửa hàng. Món quà thay cho lời cảm ơn. N từ chối không nhận. Nổ ra cuộc tranh cãi nho nhỏ. Sau đó là giận dỗi. Khi kể cho tôi nghe chuyện này, N rơm rớm: “Giá như bạn ấy đừng nói gì, đừng làm gì, em còn thấy dễ chịu hơn. Em giúp bạn vì tự nhiên, bạn bè với nhau mà. Nhưng cái phong bì và cách cảm ơn em chưa quen được, đã làm hư hết mọi thứ…” Nhìn đôi mắt buồn thiu của N, tôi tự hỏi cô bé 16 tuổi ấy quá nhạy cảm. Hay là tại lòng biết ơn giờ đây được bày tỏ quá thẳng thắn và cụ thể? Cụ thể đến mức đã trở thành “thói quen” được chấp nhận trong quan hệ sống hôm nay?
Một người bạn thời trung học của tôi có bố hy sinh ở chiến trường Quảng Trị. Mỗi năm, đến ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 hay các dịp lễ tết, bạn lại được nhận quà từ ủy ban nhân dân quận. Thiếu cha, mẹ thì có gia đình khác, bạn tôi sống với người bác, vừa làm vừa học. Lớn hơn bạn bè vài tuổi, nhưng sức học của bạn tôi không khá lắm. Đầu năm lớp 12, thầy chủ nhiệm, dạy toán, khuyên bạn đến lớp học thêm ở nhà thầy. Thầy không thu học phí. Chẳng bao giờ thầy nói lý do. Nhưng chúng tôi tự hiểu, thầy thương bạn mồ côi, con liệt sĩ. Hơn hết thảy những bài thơ lời nhạc, hành động của thầy chủ nhiệm khắc vào suy nghĩ của đám học trò chúng tôi ấn tượng về tình thương, về lòng biết ơn với quá khứ, thật giản dị. Và bạn tôi, người đón nhận nó, chưa bao giờ phải thấy tủi thân.
Cuộc sống tốc độ của ngày hôm nay khiến nhiều hành vi cư xử của giới trẻ thay đổi, khác biệt rất nhiều so với các thế hệ trước. Lời cảm ơn xã giao, dấu hiệu đầu tiên của con người văn minh lịch sự, được nói nhiều hơn. Nhưng lòng biết ơn chân thành và bền lâu ngày một ít đi. Sự đền đáp dần dần được hiểu như một sự “có qua có lại”, bằng vài việc cụ thể, bằng quà cáp. Sau đó không còn vướng bận dây dưa. Nhiều người vội tiếc rẻ ngày xưa tình nghĩa. Thực ra, lời than thở ấy chỉ đúng với một số người trẻ, không phải tất cả.
Các bạn trẻ hôm nay còn có cách bộc lộ khác.
Tôi chưa kể về đoạn kết có hậu trong buổi họp chia tay của lớp 12 chuyên đã nhắc ở trên. Các thành viên của lớp khi ấy chưa làm như lời thầy dặn. Bởi các bạn đã thống nhất cùng về lại trường sau kỳ thi, vào ngày khai giảng. Các bạn sẽ nỗ lực hết mình thi đậu đại học. Đến khi ấy, lời cảm ơn thầy cô, và lời cảm ơn những cô chú phục vụ ở ngôi trường thân yêu này chắc chắn sẽ được nói ra tự nhiên hơn, hàm chứa nhiều ý nghĩa lớn hơn.
Cùng xây đắp cho mục tiêu tương lai, đó cũng chính là nơi hội tụ hai tiếng cảm ơn chân thành nhất của thế hệ chúng mình, phải không bạn?