Một buổi chiều nắng đẹp, người đàn ông nọ ra biển câu cá. Ông ta nằm thư giãn trên bãi biển, cắm cần câu trên cát trắng sợi dây câu dài vươn tít ra ngoài xa, bập bềnh với sóng xanh. Ông lim dim mắt tận hưởng nắng chiều ấm áp.
Đúng lúc đó, một nhà doanh nghiệp trẻ từ đằng xa đi tới. Nhìn thấy người đi câu, anh ta bèn lại gần để trò chuyện:
- Bằng cách này ông chẳng thể kiếm được nhiều cá đâu! Lẽ ra ông nên làm việc thì tốt hơn.
Người đi câu ngước nhìn lên:
- Vậy ư ? Nếu tích cực làm việc thì tôi sẽ được những gì nào?
- Ông sẽ có tiền và có thể mua được tấm lưới lớn, bắt được nhiều cá hơn - Thương nhân trẻ tuổi đáp.
- Rồi sau đó?
- Ông sẽ kiếm được thêm nhiều tiền từ đó và có thể mua một chiếc tàu. Sản lượng đánh bắt cá sẽ càng cao thêm.
- Tôi còn có thể nhận được những gì nữa? - Người đi câu cười.
Nhà doanh nghiệp bắt đầu khó chịu với câu hỏi của người đi câu:
- Ông sẽ có thể mua được tàu đánh cá to hơn nữa và thuê người làm cho ông.
- Rồi sau đó?
- Ông có thể xây dựng cả một đội tàu đánh cá lớn, đi vòng quanh thế giới và để người lao động đánh bắt cá cho ông.
Một lần nữa người đi câu hỏi:
- Thế lúc đó tôi được gì?
Thương gia đỏ mặt vì giận dữ, hét toáng:
- Chẳng lẽ ông không hiểu? Lúc đó ông trở nên giàu có tới mức ông không bao giờ phải động chân động tay làm việc để kiếm sống nữa. Ông có thể ngồi cả ngày trên bãi biển xinh đẹp này và thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn. Ông sẽ không còn một lo lắng nào trên đời nữa.
Người câu cá vẫn mỉm cười, nhìn chàng thương gia trẻ với vẻ thương hại:
- Thế cậu thấy tôi đang làm gì đây?
.
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011
người Nhật trong cơn khủng hoảng
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110318_japan_culture_crisis.shtml
Nhật Bản đang cố gắng đối phó những thiệt hại do động đất và các trục trặc tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima.
Số người chết được xác nhận qua thiên tai động đất và sóng thần tại Nhật nay là 5.600.
Hơn 9.500 người vẫn được coi là mất tích, hàng chục ngàn người đang buộc phải lưu trú tại nơi ở tạm.
Quốc tế vẫn lo ngại phóng xạ thoát ra ngoài từ các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân.
Trong cơn khủng hoảng chưa được giải quyết này, nhiều người Việt Nam trong và ngoài Nhật Bản bày tỏ sự khâm phục trước tính cách người Nhật.
Kỷ luật, trật tự, không náo loạn
"Điều thứ hai, họ là dân tộc rất có kỷ luật. Những ai đang làm nhiệm vụ đều có trách nhiệm. Sau khi có động đất, tôi thấy các dịch vụ bán hàng, lái tàu, vẫn làm đúng nhiệm vụ như bình thường."
Ông Đăng, người cũng viết trên Bấm blog cá nhân về Nhật Bản, đất nước mà ông gọi là "thực sự vĩ đại", kể thêm:
"Hay chuyện giao thông, để tiết kiệm điện, người ta phải cắt bớt số chuyến tàu. Từ chỗ tôi vào Tokyo bình thường có ba chuyến tàu, bây giờ cắt chỉ còn một. Người Nhật vẫn kiên nhẫn; họ biết tàu ít đi thì xếp hàng, không chen lấn. Tôi nghe con gái một anh bạn ở chỗ khác kể, phải xếp hàng hai tiếng để lên được tàu, nhưng họ rất trật tự. Không có cảm giác người này xô đẩy, la ó người khác. Đó là điều rất đáng khâm phục mà không biết là mình có học tập được không."
Hiện trên các trang mạng tiếng Việt cũng lưu truyền thư của ông Hà Minh Thành, người Việt làm cảnh sát ở Fukushima, để về các tấm gương hy sinh của người Nhật, kể cả trẻ em, sau thiên tai.
Khi đi lo cứu trợ nạn nhân động đất và sóng thần, ông Thành gặp một em nhỏ chín tuổi, người Nhật, cha mẹ đã mất.
Ông viết:
"Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời: 'Bởi vì còn có nhiều ng ười chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ."
Ông Hà Minh Thành viết tiếp:
Một số báo ở Việt Nam cũng khen người Nhật bình tĩnh, có kỷ luật, công dân nhận hàng cứu tế của nhà nước một cách trật tự, trong cảnh thử thách, thiên tai dồn dập.
Để so sánh, báo Sài gòn Tiếp Thị Bấm tường thuật sau trận mưa lụt ở miền Trung, xuất hiện cảnh giành hàng cứu trợ, kiện cáo, tố cáo nhau nhận nhiều hay ít.
Quá trình hiện đại hóa và trở thành lớn mạnh của Nhật Bản, đặc biệt từ sau tro tàn Thế chiến 1945, từ lâu vẫn làm nhiều người Việt Nam khâm phục và muốn tìm hiểu, mà điển hình là phong trào Đông Du đầu thế kỷ 20.
Nhật Bản đang cố gắng đối phó những thiệt hại do động đất và các trục trặc tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima.
Số người chết được xác nhận qua thiên tai động đất và sóng thần tại Nhật nay là 5.600.
Hơn 9.500 người vẫn được coi là mất tích, hàng chục ngàn người đang buộc phải lưu trú tại nơi ở tạm.
Quốc tế vẫn lo ngại phóng xạ thoát ra ngoài từ các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân.
Trong cơn khủng hoảng chưa được giải quyết này, nhiều người Việt Nam trong và ngoài Nhật Bản bày tỏ sự khâm phục trước tính cách người Nhật.
Kỷ luật, trật tự, không náo loạn
Tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng, làm tại viện RIKEN, Viện nghiên cứu Lý-Hóa của Nhật Bản, nói với BBC hôm 17/03: "Tôi rất ngạc nhiên và khâm phục vì người Nhật rất bình tĩnh và trật tự. Họ không náo loạn, mà bình tĩnh theo dõi thông tin. Họ làm mọi biện pháp như đã được huấn luyện để tránh động đất, ví dụ chui dưới gầm bàn, vân vân."
"Điều thứ hai, họ là dân tộc rất có kỷ luật. Những ai đang làm nhiệm vụ đều có trách nhiệm. Sau khi có động đất, tôi thấy các dịch vụ bán hàng, lái tàu, vẫn làm đúng nhiệm vụ như bình thường."
Ông Đăng, người cũng viết trên Bấm blog cá nhân về Nhật Bản, đất nước mà ông gọi là "thực sự vĩ đại", kể thêm:
"Hay chuyện giao thông, để tiết kiệm điện, người ta phải cắt bớt số chuyến tàu. Từ chỗ tôi vào Tokyo bình thường có ba chuyến tàu, bây giờ cắt chỉ còn một. Người Nhật vẫn kiên nhẫn; họ biết tàu ít đi thì xếp hàng, không chen lấn. Tôi nghe con gái một anh bạn ở chỗ khác kể, phải xếp hàng hai tiếng để lên được tàu, nhưng họ rất trật tự. Không có cảm giác người này xô đẩy, la ó người khác. Đó là điều rất đáng khâm phục mà không biết là mình có học tập được không."
Hiện trên các trang mạng tiếng Việt cũng lưu truyền thư của ông Hà Minh Thành, người Việt làm cảnh sát ở Fukushima, để về các tấm gương hy sinh của người Nhật, kể cả trẻ em, sau thiên tai.
Khi đi lo cứu trợ nạn nhân động đất và sóng thần, ông Thành gặp một em nhỏ chín tuổi, người Nhật, cha mẹ đã mất.
Ông viết:
"Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: ' Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói'. Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.
Ông Hà Minh Thành viết tiếp:
"Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy người từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh."
Để so sánh, báo Sài gòn Tiếp Thị Bấm tường thuật sau trận mưa lụt ở miền Trung, xuất hiện cảnh giành hàng cứu trợ, kiện cáo, tố cáo nhau nhận nhiều hay ít.
Nói với BBC, giáo sư Augustine Hà Tôn Vinh, giám đốc tổ hợp giáo dục Stellar Management ở Việt Nam, bình luận cung cách đối xử của người Nhật xuất phát từ hai lợi thế, đó là văn hóa và giáo dục.
"Không thể tưởng tượng có một lối ứng xử đặc biệt như thế. Mọi người vẫn bình thản, xếp hàng, vẫn nhường nhau. Điều đó không thể xảy ra ở một nước không có văn hóa."
Những câu chuyện mới nhất về cách ứng xử của người Nhật giữa khủng hoảng hiện nay dường như lại càng làm người Việt suy nghĩ và tự hỏi điều gì xảy ra nếu Việt Nam đối diện sự kiện tương tự.
.
Thiên tai và lối ứng xử của người Nhật
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/03/110317_japan_character.shtml
Còn người Việt, theo tờ Sài gòn Tiếp Thị, sau trận mưa lụt ở miền Trung, xuất hiện cảnh giành hàng cứu trợ, kiện cáo, tố cáo nhau nhận nhiều hay ít.
BBC: Lần này ông có ngạc nhiên không khi thủ tướng Nhật nói rằng Nhật Bản sẵn sàng nhận trợ giúp của quốc tế để vượt qua thảm họa. Từ trước tới giờ người Nhật khá là tự lập phải không?
.
Báo Việt Nam tỏ ý khen người Nhật bình tĩnh, có kỷ luật, người dân nhận hàng cứu tế của chính quyền một cách trật tự, trong cảnh thử thách, thiên tai dồn dập.
Còn người Việt, theo tờ Sài gòn Tiếp Thị, sau trận mưa lụt ở miền Trung, xuất hiện cảnh giành hàng cứu trợ, kiện cáo, tố cáo nhau nhận nhiều hay ít.
Trong cuộc trao đổi với BBC Việt Ngữ ngày 17/3, giáo sư Augustine Hà Tôn Vinh, giám đốc tổ hợp giáo dục Stellar Management ở Việt Nam cho rằng cung cách ứng xử của người Nhật xuất phát từ hai lợi thế, đó là văn hóa và giáo dục.
Augustine Hà Tôn Vinh: Qua thảm họa của Nhật Bản chúng ta thấy lộ ra bài học, không chỉ dành riêng cho Việt Nam. Mà cho cả thế giới nữa. Báo chí, đài truyền hình, lãnh đạo trên thế giới đều nhìn thấy. Lối ứng xử đặc biệt, trong một thảm họa khủng khiếp. Mọi người vẫn sắp hàng, bình thản, vẫn nhường nhau. Trẻ em không chạy lang thang, không đi đâu hết. Cái đó không thể nào có ở một nước thiếu văn hóa được.
Hai yếu tố giúp người Nhật có kỷ luật trước thử thách của thiên tai là văn hóa và giáo dục. Văn hóa là nền tảng của con người của cả dân tộc. Giáo dục đưa con người ta vào khuôn mẫu, một cách ứng xử hợp với văn hóa. Cá nhân tôi khi đi dạy không bao giờ tôi nói giáo dục không. Giáo dục có thể đề cập đến những tư tưởng hay kiến thức mới của thời đại, cho nó phù hợp với thời đại. Chúng ta thường thấy là có rất nhiều người giàu nhưng cái ứng xử nó không có văn hóa. Đó là những người trọc phú, ví dụ như vậy.
Có những người không giàu, hoặc thiếu thốn nhưng cái ứng xử của người ta lại rất văn hóa. Chính vì thế chúng ta phải tìm cách nối kết văn hóa với giáo dục. Văn hóa là truyền thống, là chuỗi thời đại nối kết tất cả từ trước đến nay. Giáo dục từ truyền thống đến hiện đại, là phương cách để phát triển đất nước. Khi Minh trị Thiên hoàng Nhật Bản lên ngôi, sau đó nắm quyền, ông nói rằng văn minh Tây phương nhưng văn hóa phải là Nhật Bản.
Tinh thần của Nhật Bản được tóm tắt qua hai hình tượng. Hoa anh đào và người võ sĩ. Hoa anh đào là cái gì đó trong sáng, nhẹ nhàng, thanh khiết. Còn người võ sĩ rất là chính trực ngay thẳng, không ngần ngại dùng quyền lực, chế tài để thưởng phạt.
BBC: Lần này ông có ngạc nhiên không khi thủ tướng Nhật nói rằng Nhật Bản sẵn sàng nhận trợ giúp của quốc tế để vượt qua thảm họa. Từ trước tới giờ người Nhật khá là tự lập phải không?
Augustine Hà Tôn Vinh: Chuyện Nhật chấp nhận hỗ trợ của các nước nói lên hai điều. Thứ nhất là người Nhật rất khiêm nhường, từ bỏ thái độ nước lớn. Thứ hai là quyền lợi, mạng sống của người dân quan trọng hơn là sự tự hào của quốc gia. Nhật chấp nhận hỗ trợ của những nước nhỏ hơn Nhật nhiều lần. Điều này cho thấy chính phủ Nhật rất nhân bản. Nếu có thêm đội cứu trợ của các nước đến, hy vọng sẽ có thêm người Nhật được cứu thoát. Họ coi mạng sống của người dân quan trọng hơn tư thế của chính phủ.
.
Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011
Ngôn ngữ cơ thể chứng tỏ sự tự tin
http://dantri.com.vn/c130/s130-461193/ngon-ngu-co-the-chung-to-su-tu-tin.htm
1. Không giấu tay túi quần
Con người ta chỉ giấu tay vào túi quần khi lúng túng, cảm thấy không thoải mái hoặc thiếu chắc chắn về chính bản thân mình. Ngay khi bạn giấu tay vào túi quần, mọi người sẽ đánh giá bạn là người thiếu tự tin.
Hãy đưa tay ra ngoài khi giao tiếp, để người đối diện thấy bạn cởi mở, tự tin, không có gì phải giấu giếm. Nếu bạn thấy tay “thừa”, hãy lựa chọn cách khác như đặt chúng lên hông, như vậy vẫn hơn là giấu tay vào túi.
2. Không cắn móng tay
Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bối rối, lúng túng. Người đàn ông hay cắn móng tay thường hay lo lắng, dễ nóng giận và thiếu tự tin. Đôi tay có thể là kẻ thù lớn nhất của bạn - hãy đấu tranh để khống chế chúng.
Bạn có thể khua tay khi nói, nhưng nhớ điều tiết cho chúng thành chuỗi cử chỉ điềm tĩnh và thuộc tầm kiểm soát. Cũng vậy, khi ngồi tránh rung đùi (bạn không muốn trông mình giống chú cún đang được gãi lưng phải không?).
3. Giữ cho ánh mắt thẳng
Trong ngôn ngữ cơ thể, điều chỉnh ánh mắt là một cách tuyệt vời để biểu đạt sự tự tin. Khi đang bước đi một mình, tự nhiên con người sẽ có xu thế đầu hơi cúi thấp, mắt dõi theo bước chân, song cách này cho thấy bạn không muốn nói chuyện, không tương tác với những người xung quanh. Nếu không cẩn thận, đây sẽ trở thành thói quen xấu. Hãy nâng cằm lên, giữ cho ánh mắt nhìn thẳng ngay cả khi bạn đang dạo phố một mình.
4. Đứng thẳng, lưng bẻ ra sau
Đứng thẳng là 1 trong 10 biểu hiện quan trọng nhất của ngôn ngữ cơ thể chứng tỏ sự tự tin. Hãy tập trung giữ cho vai hơi ngả sau khi bạn đi, đứng. Một chút thôi, không nên ưỡn ngực thái quá. Một chút điều chỉnh nhỏ có thể mang lại hiệu quả to lớn cho phong thái tự tin của bạn.
5. Sải bước rộng
Người đàn ông tự tin không bao giờ đi đứng rón rén cả. Hãy để ý đến cách bạn sải bước, cần rõ ràng, dứt khoát với những bước rộng, phoáng khoáng. Như thế trông bạn rất đĩnh đạc, đàng hoàng, đầy vẻ tự tin.
6. Tỏa sáng
Tưởng tượng bạn vừa bước vào một căn phòng, trong đó có rất nhiều phụ nữ đẹp hay những cộng sự đáng kính. Giờ hãy nghĩ đến vẻ ngoài của bạn: 4 ngày chưa tắm, da bóng nhờn, tóc rối bẩn, trông bạn có khác nào một gã hành khất không?
Cái mà chúng ta đang cố gắng đạt tới, sự tỏa sáng từ diện mạo bề ngoài, vì thế, là điểm quan trọng tiếp theo trong công cuộc biểu lộ sự tự tin. Tóc bạn, khuôn mặt bạn, thậm chí mùi cơ thể bạn, phải hợp tác tốt trong việc đem lại tự tin cho “thân chủ”, chứ không phải chống lại thân chủ. Đừng ngại thử những sản phẩm mới mang lại vẻ ngoài rạng rỡ, chắc chắn chúng giúp bạn tự tin hơn.
.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)