Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

một bài văn cảm động

.


Khi thầy chép xong lá thư vỏn vẹn có 45 chữ, quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.


*********


Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng pháo tay và bài điểm thấp bị cười cợt, chưa kể sau đó còn có nhiều giai thoại.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là “Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em”, thầy nói lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu.

Khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người, nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm, nhưng không được.

Giỏi văn nhất lớp là Kim Chi. Tuy nhiên, dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích.

Cường thường có những câu văn kiểu như “Đi một ngày đàng học một sàng khôn, vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa”... Nhưng rồi Cường cũng nhận được bài của mình.

Vậy thì của ai? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai! Trời, môn văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê “Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn” thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê “Quá lan man dông dài!”. Điểm bảy môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Kim Chi cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác giả bài văn trên tay thầy.

Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng, nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của bạn đỏ ửng.



Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội. Nơi Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.

Giọng thầy trầm trầm: “Kỷ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm, nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm tiền làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần viết thư về quê hay viết đơn từ là em viết...”.

Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:

- Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.

Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay thầy.

“Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhìu lấm cố họch nge chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”.
Lá thư vọn vẹn có 45 chữ.

Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.

Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết thư cho con.



Theo Afamily




http://nguoimientay.info/diendan/showthread.php?t=9355#ixzz1gpMFjA9h

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Gấu trắng Bắc Cực ăn thịt đồng loại ? ? ?

 http://bocau.net/blog/chuyenvuichuyenladoday/9886-sung-so-gau-trang-bac-cuc-an-thit-dong-loai.html
 .

Những bức ảnh mới được đăng tải trên báo chí Anh đã làm không ít người choáng váng khi chứng kiến cảnh Gấu Bắc Cực ăn thịt đồng loại của mình - cho dù đó chỉ là một chú gấu con. Trong những bức ảnh gây sốc này, một con gấu Bắc Cực trưởng thành đang kéo lê xác một gấu con trên băng với những vệt máu loang lổ. Đó là hình ảnh mà phóng viên Jenny Ross chụp lại được tại Olgastretet, một vùng hồ băng ở quần đảo Svalbard.

Thông thường gấu Bắc Cực đi săn hải cẩu để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của mình; nhưng điều bất thường đã xảy ra khi thức ăn trở nên khan hiếm. Chúng đã đến nước phải ăn thịt đồng loại của mình - thậm chí khi đó chỉ là những chú gấu con chưa trưởng thành.
 
 
 Hành vi ăn thịt đồng loại của gấu trắng Bắc Cực đã khiến nhiều người bàng hoàng sửng sốt

Theo phóng viên Jenny Ross, đây là điều bình thường đối với những loài động vật ăn thịt khi chúng phải chịu đựng đến một giới hạn nào đó. "Tuy nhiên, những vụ việc tương tự đang ngày càng nhiều lên. Đây là hậu quả của việc lũ gấu Bắc Cực bị cô lập lâu ngày trên những tảng băng nhỏ do biến đổi khí hậu." - Bà nói với BBC.
Phóng viên này đã kể lại câu chuyện đằng sau những bức ảnh của mình tại Hội nghị mùa thu của Hiệp hội Địa -Vật lý 2011, nơi các khoa học giới thiệu những gì mình đạt được sau 1 năm nghiên cứu. Bà cùng với đồng tác giả là Tiến sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đối với gấu Bắc Cực người Canada Ian Stirling đã có báo cáo kể về những vụ giết chết đồng loại của gấu Bắc Cực trong tháng 7/2010.



Gấu Bắc Cực trưởng thành kéo lê xác gấu con vừa bị giết. 

Ross đã tiếp cận chú gấu bằng một chiếc xuồng. Qua ống kính tele viễn vọng của mình, bà phát hiện 1 chú gấu trưởng thành đang tha con mồi đã chết. Chỉ khi đến gần, bà mới sửng sốt nhận ra đó là xác của một chú gấu con.

Cách mà gấu trưởng thành tấn công gấu con giống như cách chúng sử dụng khi săn hải cẩu - đó là cắn thẳng vào đầu.

 
Ross cho biết con gấu trưởng thành đã thủ thế khi cô xuất hiện và kéo xác gấu con sang tảng băng khác để tiếp tục thưởng thức. 

Nữ nhà báo kể lại, khi phát hiện ra có người, con gấu trưởng thành đã đứng khựng lại và thẳng người. Đó là cách chúng dùng để khẳng định con mồi đang dưới chân là của chúng. Ngay sau đó, nó đã dùng bộ hàm khỏe mạnh của mình để lôi xác gấu con đi xa. Ross dự đoán trong khu vực này còn có 1 chú gấu nữa nhưng đã bị chết và có thể là mẹ của chú gấu con trong ảnh. Địa điểm mà Ross thực hiện bộ ảnh của mình thường xuyên được phủ kín băng trong nhiều năm liền. Tuy nhiên thời gian gần đây, do hậu quả của việc Trái đất ấm dần lên, băng đang tan và xuất hiện những tảng băng bé hơn gây cản trở trong việc săn mồi của gấu.

Khó khăn trong việc săn hải cẩu đã ép gấu Bắc Cực đi tìm kiếm nguồn thức ăn khác. Những con chim biển và trứng của chúng cũng đã trở thành thức ăn cho gấu.

Nhưng thời gian gần đây thì ngày càng nhiều hơn những vụ gấu Bắc Cực tấn công đồng loại mình.
Gấu trưởng thành đứng lên như khẳng định chủ quyền con mồi mới săn được.

 

Khi chiếc thuyền tiếp cận, con gấu lớn đã kéo xác gấu con đi xa. 

Ảnh hưởng của môi trường đã thay đổi tập quán sinh hoạt của động vật một cách đáng kể

Hành vi ăn thịt đồng loại càng ngày nhiều hơn do khó khăn trong tìm kiếm thức ăn tự nhiên.




 
Tùng Đinh
 

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Cái giá của sự chiều con

http://vn.news.yahoo.com/c%C3%A1i-gi%C3%A1-c%E1%BB%A7a-s%E1%BB%B1-chi%E1%BB%81u-con-054900348.html

Điều này cũng sẽ khiến những đứa trẻ con một khi lớn lên thường không có tính tự lập, yếu ớt và thiếu tin tưởng ở bản thân, thậm chí có trẻ còn có tính ích kỷ, ỷ lại.



Tuần trước, gặp Tuấn - nhân viên điện lực, anh than dạo này dạy con khó quá. Nhà chỉ có mỗi cậu con trai nên vợ chồng anh dồn hết tình thương cho cu cậu.

Được chiều từ bé, muốn gì được nấy nên cu cậu được thể... lấn lướt. Mới học lớp 5 nhưng cu Bin - con anh Tuấn đã được bố mẹ sắm cho một cái laptop mi-ni để... chơi game! Trong phòng cu Bin có rất nhiều món đồ chơi cao cấp: xe hơi, máy bay điều khiển từ xa,,, Hỏi sao lại sắm cho con những thứ đắt tiền như thế, anh phân trần nhà chỉ có một đứa con, lại là cháu đích tôn của cả dòng họ, tiếc gì mà không mua cho con.
 
Lên trường, cu Bin thấy bạn có thứ gì là về đòi bố mẹ mua cho bằng được. Thấy vợ chồng anh Tuấn chiều con quá mức, bạn bè đặt luôn cho biệt danh "vợ chồng nhà có điều kiện"! Càng lớn, cu Bin càng đòi hỏi, nếu bố mẹ không đáp ứng, cu cậu phản ứng bằng cách... tuyệt thực, thế là vợ chồng anh Tuấn lại cuống cuồng chiều theo ông "vua con". Chưa kể, nhiều khi anh cương quyết không chiều con thì vợ lại không "hợp tác", thành ra hai vợ chồng lại bất hòa. Anh than: "Cứ nghĩ nó là con một, con cầu con khẩn nên không dám la, dám đánh, riết rồi khó dạy bảo được con...".


Còn chị Hương (đường Phan Chu Trinh, Nha Trang) mấy tháng nay rầu rĩ vì cô con gái tuổi teen dọa bỏ nhà đi bụi, chỉ vì bố mẹ cấm không cho quen với cậu bạn trai cùng lớp. Vợ chồng chị hiếm muộn, chạy chữa mãi mới sinh được mụn con. Con gái càng lớn, anh chị càng lo. Cô bé xinh xắn, thông minh, học giỏi. Ấy vậy mà từ lúc biết "cảm" cậu bạn cùng lớp, bé My con chị học hành chểnh mảng hẳn. Cô bé xin tiền mẹ nhiều hơn, nói là đóng tiền học thêm học bớt gì đấy nhưng tình cờ chị phát hiện con nói dối, cúp học trốn đi uống cà phê với "bạn trai".
 
"Từ nhỏ đến giờ, vợ chồng tôi chưa hề nói nặng nói nhẹ với con vì cháu nó cũng ngoan, biết nghe lời. Vậy mà khi tôi nói chuyện với con nên tập trung học, không được vướng vào chuyện yêu đương, nó đã phản ứng lại, bảo bố mẹ không được can thiệp vào chuyện riêng của con. Ông xã tôi nói nặng lời một chút thì cháu... chiến tranh lạnh, thậm chí còn dọa sẽ bỏ nhà đi bụi. Thật là đến khổ vì con" - chị Hương kể.

Nhiều gia đình có con một cũng lâm vào cảnh khó xử như anh Tuấn, chị Hương khi cảm thấy con mình càng lớn càng trở nên khó bảo. Đó là do họ quá cưng chiều con ngay từ lúc nhỏ. Việc cha mẹ dồn hết sự quan tâm, yêu thương vào đứa trẻ sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy mình là "trung tâm vũ trụ", tạo cho trẻ có thói quen được bao bọc, cung phụng, chiều chuộng. Điều này cũng sẽ khiến những đứa trẻ con một khi lớn lên thường không có tính tự lập, yếu ớt và thiếu tin tưởng ở bản thân, thậm chí có trẻ còn có tính ích kỷ, ỷ lại.

Tuy nhiên, không phải ai là con một cũng như thế. Nhiều người cho biết, tuy là "của quý hiếm" nhưng từ nhỏ, bố mẹ đã dạy cho họ cách sống tự lập, hòa đồng với thế giới bên ngoài, đặc biệt là không quá đề cao vị trí độc tôn của con. Nhờ thế khi bước vào đời, tuy có vấp ngã nhưng họ đủ bản lĩnh để đứng dậy mà không lệ thuộc vào "người lớn".
 

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

“Chiêu” của bố vợ

http://dantri.com.vn/c130/s130-542891/chieu-cua-bo-vo.htm


Một anh chồng trẻ, có văn hóa, có nghề nghiệp ổn định, để vợ ở nhà chăm hai đứa con. Không phải cô kém cỏi hay thất học. Họ theo hình mẫu phương Tây?
 
Phụ nữ tốt nghiệp đại học hẳn hoi nhưng ở nhà chăm con tốt hơn. Hai người đi làm mà để con nay ốm mai đau sẽ hại về lâu dài, đồng tiền chẳng đáng. Anh chồng nghĩ mình cố gắng chút cũng bù đắp được “đồng lương còm” của vợ. Thế là ổn. Cô vợ chăm con, rồi con lớn dần, nỗi mệt nhọc của việc chăm em bé dần thay bằng những tháng ngày dậy sớm, dỗ cho chúng chịu dậy, đánh răng, ăn sáng rồi đến trường đã là một kỳ công. Con đến trường học rồi, coi như mẹ được đền bù chút nghỉ ngơi, tự thưởng cho mình. Cứ quần quật cắm đầu nuôi con, ngửng đầu dậy thì sắp bốn mươi tới nơi, tuổi xuân đã qua mất. Đây mới là lúc có thời gian cho bản thân: mua sắm, tập yoga, đến các trung tâm thể thao bơi lội, chú ý đến mỹ phẩm, dưỡng da. Có thời gian lên mạng…

Nếu chuyện đời chỉ có thế thì ổn quá. Nhưng không, mọi rắc rối là do “tự nhiên” cô thấy đời đơn điệu quá. Anh chồng cứ chúi mũi đi làm, được ngày nghỉ chở vợ con về hai bên nội ngoại, nghe con la hét, cho con đi học bơi, đi mua sách, mua đồ chơi, xong rồi cũng mệt lử. Thế là chẳng ai biết ai nghĩ gì. Dần dần đời sống cá nhân cứ thu hẹp lại.

Một hôm, chồng thấy vợ cứ điện thoại, nhắn tin vào lúc đêm khuya. Sáng mai khi cô đang ở nhà tắm, anh “vô tình” cầm máy điện thoại của vợ và sững sờ với các tin nhắn. Một đôi tình nhân trò chuyện, nhung nhớ… Anh choáng váng, bất ngờ. Cứ tưởng mình nai lưng ra đi làm nuôi cả nhà, là điều hiển nhiên phải được thương mến, tôn trọng. Nào ngờ cô vợ nhàn cư…

Chuyện tiếp theo là đau đớn, oán giận, tra hỏi. Vợ thú nhận rằng mối quan hệ này là… trên tình bạn, dù hai người chỉ qua chat rồi thành thân mật, nhắn tin như một món ăn tinh thần. Hai bên đều kêu buồn, phê phán cuộc đời chán ngắt, tả cảnh mây gió. Cô vợ còn tra cứu, sưu tầm văn chương thơ phú, lịch sử, lời các doanh nhân. Họ nghiệm những tin nhắn, tâm sự, trổ tài và trao đổi những suy nghĩ hay ho về cuộc sống nội tâm của nhau…

Có gì đâu! Cuộc trò chuyện ảo, của hai người có gia đình, đang tìm thêm chút phong phú cho tinh thần…

Cô vợ bắt đầu phản công: “Sao anh kiểm tra tư liệu cá nhân? Sao anh thiếu tôn trọng sự riêng tư?...”. Anh chồng vừa đau đớn vừa giận dữ, không muốn rơi vào thế của anh đàn ông ghen tuông, nhưng chưa biết cách nào.

Có người nói: “Sao anh không tìm xem gã kia là thằng nào để cho nó một trận, chừa thói vụng trộm lừa dối vợ con để gửi hồn ở bên ngoài, tán tỉnh vợ người ta”. Nhưng anh chồng nói rằng anh không là loại người phải đi tấn công ngăn chặn đám mất nết ngoài đường, mà đau ở chỗ người nhà mình ngu dại, lố lăng. Cô vợ vẫn không thấy mình có lỗi, mà đổ lỗi cho chồng: Tại đời sống hôn nhân buồn tẻ quá, tại chồng không chia sẻ, tại chồng chỉ chăm về nhà mẹ ruột…

Cô giận dỗi, không quanh quẩn ở nhà cơm nước chu toàn nữa, mặc kệ cho chồng về thấy cảnh “vườn không nhà trống”. Có lúc cô còn cao giọng rằng cô chẳng có lỗi gì, cô đã gặp người kia bao giờ đâu, chỉ là viết thư, sống bằng những lời ngọt ngào của người xa lạ, không thể thiếu những tin nhắn. Trong một lúc tranh cãi, cô còn đập tan tành cái điện thoại, anh chồng lẳng lặng nhặt lấy cái sim. Nghĩ thương tình vợ ở nhà bế tắc, mình không quan tâm chia sẻ là cũng có lỗi, anh chồng mua chiếc điện thoại mới tặng vợ. Cô càng được thể, từ đó kiếm cách khóa các tin nhắn để chồng không vào xem được (mọi ngày cô đâu rành kỹ thuật này, chắc chắn đã chia sẻ và “cha kia” đã bày cách cho cô đối phó). Anh chồng tử tế buồn lo lắm, cứ cảm thấy mình có lỗi vì đã “lục soát kiểm tra sự riêng tư”. Nhưng nếu không làm thế, sao biết được người nhà mình lấn sâu vào chuyện gì…

Đang lấn cấn về lối ứng xử tôn trọng của giới có học, thì may thay, ông bố vợ bình dân xuất hiện. Nghe chuyện, ông gọi con gái lại “bạt tai” cho một cái tỉnh đòn. Lý sự của ông khác hẳn chàng rể trí thức. Ông quát: “Riêng tư cái gì! Tôn trọng cái riêng tư tử tế chứ không ai tôn trọng cái lũ mất nết! Chúng bay giấu giếm lừa dối gia đình, phải vạch mặt chỉ tên ra. Chỉ có dại mới tôn trọng sự mất nết”. Rồi ông truy cô con gái đang sợ xanh mắt: “Gã khốn nạn kia là ai, đưa địa chỉ nó đây tao đến cho nó mấy cái đạp, chứ tôn trọng gì ở chuyện này. Từ nay tao cấm. Nghe chưa? Có chồng có con đàng hoàng không biết gìn giữ. Đồ mất nết, làm xấu hổ cả cha mẹ…”.

Lời “lỗ mãng” mà đúng vấn đề, đã kìm cô gái lại. Cô đã biết sợ cái lỗi vớ vẩn của chính mình… Ông bố vợ có “bài thuốc” hay hơn chàng rể.